(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, nông nghiệp Thanh Hóa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh COVID-19, dịch cúm gia cầm H5N6...; nắng hạn kéo dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông nghiệp Thanh Hóa vượt khó đi lên

Nông nghiệp Thanh Hóa vượt khó đi lên

Diện tích trồng hoa đạt hiệu quả kinh tế cao tại phường Đông Cương, TP Thanh Hóa.

Năm 2020, nông nghiệp Thanh Hóa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh COVID-19, dịch cúm gia cầm H5N6...; nắng hạn kéo dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trước những khó khăn, thách thức, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phụ trách các lĩnh vực xây dựng kịch bản, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh nói chung và dịch bệnh COVID-19 nói riêng đến ngành nông nghiệp. Qua đó, ngành nông nghiệp đã xây dựng được các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ nông sản. Trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp tiêu thụ nội địa, vận động người dân tiêu thụ nông sản trong tỉnh và nông sản Việt Nam. Đồng thời, đưa nông sản của tỉnh vào tiêu thụ tại các siêu thị, chợ truyền thống, các chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Hướng dẫn các doanh nghiệp và Nhân dân thay đổi lịch thời vụ, tiến độ sản xuất, cơ cấu lại sản xuất phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.

Nhờ chủ động, quyết liệt thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp của ngành nông nghiệp, các địa phương và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch (KH): tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,02%, vượt 0,02% so với KH; sản lượng lương thực đạt 1,5 triệu tấn, đạt 100% KH; tỷ lệ che phủ rừng 53,46%, đạt 100% KH; thêm nhiều địa phương trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao và có 1 xã đạt NTM kiểu mẫu; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%, vượt 0,5% so với KH. Lĩnh vực trồng trọt đạt kết quả khá toàn diện, được mùa cả 3 vụ. Trong năm, toàn tỉnh chuyển đổi linh hoạt 5.920 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, lũy kế đến nay chuyển đổi được hơn 45.000 ha. Đi đôi với đó, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương mở rộng diện tích thâm canh các loại cây trồng có lợi thế, chủ lực của tỉnh, như: lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 158.158 ha; ngô thâm canh 20.000 ha; mía thâm canh 15.000 ha; rau an toàn 12.500 ha; cây ăn quả tập trung 7.000 ha; cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha. Sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị tiếp tục được triển khai mở rộng, các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng, với tổng diện tích liên kết 60.500 ha.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng đã được ngành nông nghiệp triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi và cúm A/H5N6. Các địa phương đẩy mạnh công tác tái đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi được khống chế và trong năm 2020 tăng 569.700 con lợn. Các sản phẩm chăn nuôi lợi thế, chủ lực tiếp tục được tập trung phát triển. Thủy sản phát triển đồng bộ, toàn diện cả khai thác và nuôi trồng gắn với chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 193.800 tấn, đạt 107,7% KH, tăng 6,6% cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 130.200 tấn, sản lượng nuôi trồng 63.600 tấn.

Năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thông minh, theo hướng hiện đại có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Xây dựng NTM phồn vinh và văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả. Theo đó, ngành nông nghiệp đề ra các chỉ tiêu năm 2021: tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3% trở lên; sản lượng lương thực giữ mức 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%; có thêm 2 huyện và TP Sầm Sơn, 18 xã đạt chuẩn NTM; 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí NTM/xã.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]