(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, ngư dân các địa phương ven biển thực hiện ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào khai thác hải sản, nhưng còn nhiều hạn chế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác hải sản

Hiện nay, ngư dân các địa phương ven biển thực hiện ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào khai thác hải sản, nhưng còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác hải sảnNgư dân phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn) ứng dụng đèn cao áp dẫn dụ cá trong khai thác hải sản.

Những năm gần đây, cùng với việc mở rộng ngư trường khai thác hải sản, nhiều chủ tàu ở các địa phương ven biển đã chủ động ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác hải sản. Nhờ đưa vào sử dụng các thiết bị hỗ trợ khai thác tiên tiến, như: hệ thống định vị vệ tinh GPS; máy dò cá; ứng dụng đèn LED trong khai thác hải sản; máy đo độ sâu; máy thu lưới, thu câu; hệ thống tời thủy lực cho nghề lưới chụp và lưới rê tầng đáy... ngư dân đã làm chủ ngư trường khai thác. Đồng thời, thường xuyên liên lạc với nhau trên biển, hỗ trợ khi phát hiện hải sản hoặc các sự cố xảy ra trong quá trình khai thác. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân đã ứng dụng công nghệ PU trong bảo quản hải sản, giúp tăng thời gian bảo quản và nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác.

Với công nghệ này đã tiết kiệm nguyên liệu đá bảo quản lạnh, giảm hao hụt sản lượng hải sản sau khai thác từ 30% xuống còn 10% và nâng cao chất lượng hải sản, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 107 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên được hỗ trợ trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa Movima, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương. Cùng với đó, ngư lưới cụ cũng không ngừng được ngư dân cải tiến để khai thác có năng suất, hiệu quả kinh tế cao; khai thác có tính chọn lọc và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Nhờ đó, hiệu quả khai thác hải sản tăng lên gấp 3 - 4 lần so với trước đây. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác hải sản xa bờ đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sản lượng khai thác và thúc đẩy sự phát triển của khai thác hải sản nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều khâu trong khai thác hải sản hiện vẫn mang tính thủ công, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch từ 20 - 30%. Nguyên nhân được cho là do công nghệ còn nhiều hạn chế như công suất máy nhỏ, thiết bị lạc lậu, năng suất khai thác và công nghệ bảo quản sau khai thác thấp... Số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu lại là tàu có công suất nhỏ, bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu như áp dụng phương pháp bảo quản bằng nước đá xay hoặc bằng phương pháp ướp muối truyền thống, cho nên độ lạnh không đủ ở mức cần thiết cho việc duy trì và bảo quản sản phẩm dẫn đến tổn thất sau thu hoạch còn cao. Chi phí thực hiện chuyến biển cao, thời gian tham gia khai thác của chuyến biển khá dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao. Ngư dân Hoàng Văn Trọng, xã Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) chủ tàu cá có chiều dài hơn 15m, mang biển hiệu TH 91285 TS, cho biết: Do trình độ của ngư dân còn thấp, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi kinh tế của phần lớn ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ tiềm lực đầu tư trang bị các thiết bị tiên tiến trong khai thác hải sản. Đơn cử như để đầu tư lắp đặt hầm bảo quản ứng dụng công nghệ PU, nâng cao chất lượng hải sản sau khai thác, tăng giá trị kinh tế thu được sau mỗi chuyến biển, nhưng phải đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt. Do chi phí đầu tư trang thiết bị cao, nên nhiều ngư dân chưa mạnh dạn ứng dụng máy móc, công nghệ, thiết bị mới trong nghề khai thác hải sản.

Để đạt hiệu quả và tạo động lực cho ngư dân, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng công nghệ cao, gắn với triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, tài nguyên sinh vật biển, bảo đảm sự cân bằng tự nhiên để phát triển bền vững. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, để ngư dân mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị khai thác hải sản trong mỗi chuyến ra khơi.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]