(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để đạt mục tiêu về diện tích và tăng giá trị sản xuất trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp, như: Rà soát, thống kê diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế, từ đó lập kế hoạch chuyển đổi cụ thể cho từng giai đoạn. Xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm cơ sở để nhân rộng, lựa chọn những cây trồng phù hợp để chuyển đổi cho từng địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để đạt mục tiêu về diện tích và tăng giá trị sản xuất trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp, như: Rà soát, thống kê diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế, từ đó lập kế hoạch chuyển đổi cụ thể cho từng giai đoạn. Xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm cơ sở để nhân rộng, lựa chọn những cây trồng phù hợp để chuyển đổi cho từng địa phương.

Những hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Diện tích đất lúa kém hiệu quả kinh tế được chuyển sang trồng cà tại xã Định Tân (Yên Định).

Đồng thời, nỗ lực thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nông dân. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các địa phương đều được tuân thủ theo nguyên tắc, thực hiện chuyển đổi linh hoạt để khi cần có thể chuyển sang trồng lúa ngay và chỉ chuyển đổi khi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi chuyển đổi.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nên từ năm 2015 đến vụ xuân 2019, toàn tỉnh đã chuyển đổi linh hoạt được hơn 25.000 ha đất trồng lúa, mía, lạc, sắn có năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi bình quân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5 đến 4 lần so với trước khi chuyển đổi. Một số diện tích được chuyển sang trồng các cây rau màu có giá trị hoặc sản xuất công nghệ cao còn đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 8 đến 10 lần. Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong số hơn 25.000 ha được chuyển đổi, thì chỉ có hơn 30% diện tích sau chuyển đổi được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tương đương với khoảng 8.000 ha. Như vậy, còn tới gần 70% diện tích chuyển đổi trên địa bàn tỉnh chưa được liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu sự phát triển bền vững. Thực tế cũng cho thấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đa phần vẫn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết vùng, tập trung, quy mô lớn. Chất lượng nông sản, an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn sản phẩm chưa có thương hiệu; thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ; các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít. Năng lực tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ của nông dân hạn chế; chuyển dịch lao động tuy có diễn ra song vẫn chưa đảm bảo sự ổn định lâu dài, chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống của người dân nông thôn dẫn đến tâm lý giữ đất, dự phòng đất để tái sản xuất khi gặp bất ổn, gây khó khăn trong việc tổ chức tích tụ đất đai, phát triển sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là khi đưa vào sản xuất quy mô lớn hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn khó khăn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ tồn tại ở dạng mô hình thử nghiệm và đa phần có sự bảo trợ của Nhà nước; nguồn nhân lực, lao động có trình độ cao, có tay nghề trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu.

Mục tiêu quan trọng nhất trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Khi thực hiện chuyển đổi các địa phương cần phải thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, quy mô sản xuất phải tập trung, chất lượng sản phẩm cần bảo đảm an toàn. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững, hiện ngành nông nghiệp và các địa phương đang chú trọng thực hiện các giải pháp tích tụ ruộng đất; tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]