Như Thanh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp
Để góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm, phát triển kinh tế cho người nông dân, huyện Như Thanh đã và đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình trồng cây ăn quả của xã Xuân Khang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: "Để dần chuyển từ sản xuất nhỏ, lẻ sang quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, UBND huyện đã và đang đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai. Trong đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tập trung bám sát kế hoạch huyện giao để thực hiện. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến về tích tụ, tập trung đất đai bằng các hình thức góp quyền sử dụng đất để sản xuất tập trung, áp dụng thâm canh nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế. Các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của tỉnh, của huyện về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao...".
Để sản xuất phát triển, nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích, huyện đã thực hiện hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, như: hỗ trợ máy gặt lúa, máy cấy và khay làm mạ; hỗ trợ mô hình nuôi lợn nái ngoại; mô hình trồng rau an toàn... Cùng với việc hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, huyện Như Thanh còn chỉ đạo các xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, thay thế các giống lúa, ngô kém năng suất, chất lượng bằng những giống lúa lai, ngô lai có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, vận động bà con nông dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, huyện cũng tạo cơ chế, môi trường tốt để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; tăng cường kêu gọi, tìm kiếm thị trường để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác...
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 100ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi gần 60ha đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế; phát triển gần 2.000ha vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; phát triển hơn 100ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Nhiều mô hình cây trồng mang lại giá trị thu nhập cao đã và đang được nhân rộng, như: đào, thanh long, riềng, nghệ vàng... Điển hình như gia đình anh Hoàng Văn Tuấn ở thôn 14, xã Xuân Du với mô hình trồng nho, rau má và dưa, mỗi năm mang về doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Mô hình trồng cau kết hợp với trồng cây vú sữa, bưởi da xanh, bưởi Diễn cho thu nhập cả trăm triệu đồng của gia đình anh Trương Văn Sơn, thôn Đồng Hải, xã Hải Long, đã giúp gia đình anh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Còn trang trại tổng hợp chăn nuôi gà, lợn kết hợp với trồng cây ăn quả và rau trong nhà lưới theo hướng VietGAP của gia đình anh Nguyễn Danh Hoàng ở xã Mậu Lâm ước tính thu nhập đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho một số lao động địa phương...
Cũng theo ông Hàn Văn Huyên, để tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Như Thanh đã và đang chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát lại diện tích, loại cây trồng, vật nuôi để xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng có lợi thế phát triển, nhu cầu thị trường; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với đó, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương hoàn thành tốt tích tụ tập trung đất đai phục vụ sản xuất quy mô lớn, ứng dụng khoa học, kỹ thuật; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu đặc trưng. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị trong nông nghiệp. Mặt khác, thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi; điều tiết, sử dụng nguồn nước hợp lý để đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bài và ảnh: Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-12-27 10:15:00
Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết
-
2024-12-27 09:03:00
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật mới được phép sử dụng tại Việt Nam
-
2024-03-14 10:07:00
“Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” (Bài 2): Xây dựng môi trường kinh doanh trực tuyến minh bạch
Tăng cường quản lý trong sử dụng tài chính và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
Tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện chính sách thuế
Bản tin tài chính 14/3/2024: Giá vàng thế giới tăng trở lại sau 1 phiên giảm
Bộ Tài chính: Chưa doanh nghiệp nào được cấp phép đặt cược đua ngựa, đua chó
“Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” (Bài 1): Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội
Tập đoàn Medipha khởi động dự án thương mại điện tử Mpcare
Góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Công ty Điện lực Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2024
Bản tin tài chính 13/3/2024: Giá vàng thế giới ổn định, chờ đợi cú hích mới