(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn (RAT) đối với sức khỏe cộng đồng, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp mở rộng diện tích sản xuất RAT tập trung. Qua đó, góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Nhân rộng vùng sản xuất rau an toàn

Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn (RAT) đối với sức khỏe cộng đồng, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp mở rộng diện tích sản xuất RAT tập trung. Qua đó, góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Nhân rộng vùng sản xuất rau an toàn

Diện tích trồng rau an toàn tại thị trấn Thiệu Hóa.

Tại xã Vạn Hòa (Nông Cống), cánh đồng rau sạch được phát triển trên diện tích của cánh đồng truyền thống. Trước đây, có khoảng hơn chục hộ sản xuất các loại rau màu với diện tích chưa đầy 1 ha và chủ yếu 1 năm 2 vụ. Từ năm 2016, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Vạn Hòa đã thành lập tổ hợp tác sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và phát triển diện tích trồng rau lên 4 ha. Tham gia sản xuất, các thành viên của tổ hợp tác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ chuẩn bị đất, ươm giống đến chăm sóc, thu hoạch. Đến nay, sản phẩm RAT của xã Vạn Hòa đã khẳng định được chất lượng và có mặt ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm sạch trên địa bàn huyện Nông Cống và tỉnh Thanh Hóa. Bà Lê Thị Hoa, thành viên tổ hợp tác sản xuất RAT tập trung của xã Vạn Hòa chia sẻ, trồng RAT tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như nguồn đất phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại đối với con người và môi trường; quy trình trồng rau sạch khá khắt khe, chỉ được dùng phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, nguồn nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và hiện 1 sào rau sạch lãi 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, người dân thị trấn Thiệu Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật để mở rộng diện tích vùng sản xuất RAT. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Từ đó, người dân cũng dần thay đổi tư duy sản xuất, có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất và đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng trọt được hướng dẫn. Hiện, thị trấn Thiệu Hóa đã xây dựng được mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn, với diện tích 25 ha; trong đó, có 16,7 ha đã được công nhận tiêu chuẩn VietGAP. Theo tính toán của các hộ dân, sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập gần 300 triệu đồng/năm, khi áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất rau, củ, quả an toàn đã cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.

Để mở rộng diện tích sản xuất RAT, những năm qua, tỉnh đã thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện việc phát triển RAT và xây dựng đề án phát triển RAT đến năm 2025. Cùng với kế hoạch bố trí quỹ đất sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh RAT. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất RAT, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm để nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng RAT trên địa bàn, như: Diện tích sản xuất RAT tập trung, chuyên canh có quy mô từ 3 ha trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển hoặc 2 ha tập trung trở lên đối với vùng miền núi được hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm RAT, với mức hỗ trợ 170 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển và 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi; hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP cho RAT, với mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, hàng năm tỉnh còn hỗ trợ kinh phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem, với mức hỗ trợ 16 triệu đồng/ha/năm đối với vùng đồng bằng, ven biển và 18 triệu đồng/ha/năm đối với vùng miền núi. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển vùng sản xuất RAT, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển được 97 vùng sản xuất RAT chuyên canh tập trung, với tổng diện tích khoảng 12.560 ha, sản lượng đạt gần 600.000 tấn mỗi năm. Trong đó, diện tích RAT áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 4.000 ha, sản lượng khoảng 170.754 tấn mỗi năm.

Bài và ảnh: Chi Phạm


Bài và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]