(Baothanhhoa.vn) - Trồng nấm không đòi hỏi nhiều vốn, quy trình chăm sóc đơn giản, có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu từ sản xuất nông nghiệp...  nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng những lợi thế đó, ngày càng nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, phát triển mô hình trồng nấm. Đồng thời, nghiên cứu, đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học - kỹ thuật để trồng thử nghiệm và nhân rộng các sản phẩm nấm có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nhân rộng các mô hình trồng nấm

Trồng nấm không đòi hỏi nhiều vốn, quy trình chăm sóc đơn giản, có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu từ sản xuất nông nghiệp... nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng những lợi thế đó, ngày càng nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, phát triển mô hình trồng nấm. Đồng thời, nghiên cứu, đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học - kỹ thuật để trồng thử nghiệm và nhân rộng các sản phẩm nấm có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nhân rộng các mô hình trồng nấmMô hình trồng nấm linh chi của Khoa Nông lâm ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức.

Anh Lê Văn Thành, xã Thọ Thế (Triệu Sơn) là một trong những điển hình về trồng nấm trên địa bàn tỉnh. Năm 2015, với số vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, anh Thành đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và bắt đầu trồng nấm trên diện tích 500m2. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, anh đầu tư xây các giàn treo kiên cố, làm giàn hấp bịch phôi nấm và mua sắm thêm máy móc hiện đại để xây dựng một quy trình khép kín trong sản xuất nấm theo tiêu chuẩn an toàn. Anh Thành cho biết: Mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau. Để có được sản phẩm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguyên liệu. Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ hết các tạp chất, thanh trùng sạch sẽ; tuân thủ các quy trình sản xuất, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh khu trồng hằng ngày. Bên cạnh các loại nấm dễ trồng và chăm sóc như nấm sò, nấm mỡ, nấm hương,... anh Thành luôn mong muốn mở rộng và trồng thêm nhiều loại nấm hơn trong cơ sở của mình. Nhất là từ năm 2020, anh đã nghiên cứu, đầu tư xây dựng phòng nuôi trồng nấm linh chi với các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Hiện nay, sản phẩm nấm từ trang trại của anh được xuất bán đi thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Nghề trồng nấm tại xã Đông Hòa (Đông Sơn) từ lâu đã trở thành sinh kế, mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho hàng chục hộ dân trên địa bàn. Chính vì vậy, UBND xã đã khuyến khích và tạo điều kiện để người dân mở rộng quy mô sản xuất, nhân rộng các mô hình trồng nấm. Theo đó, năm 2014, UBND xã Đông Hòa đã hỗ trợ thành lập HTX chế biến và tiêu thụ nấm ăn do phụ nữ làm chủ để hỗ trợ các hộ sản xuất về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm nấm. Ban đầu, HTX sản xuất nấm sò trắng để tích lũy kinh nghiệm, tuy nhiên, khi nhận thấy nhu cầu đa dạng các sản phẩm nấm của thị trường, HTX đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và mở rộng sản xuất thêm các loại nấm sò tím, nấm rơm... Nhờ đó, năng suất cũng như doanh thu đã tăng trưởng vượt trội. Mỗi năm thu hoạch được 20 tấn nấm sò tím, 5 tạ nấm rơm và 5 tạ nấm sò trắng, lợi nhuận khoảng gần 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động, với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Tài Phan, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Trên địa bàn xã có tiềm năng lớn về nguồn nguyên vật liệu, lao động để người dân phát triển nghề trồng nấm. Do đó, xã đã khuyến khích và tạo điều kiện về quỹ đất, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để Nhân dân đầu tư mở rộng diện tích khu sản xuất. Hiện tại, trên địa bàn xã, nghề trồng nấm đang phát triển khá tốt, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Có thể nói, sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng gắn kết từ khâu sản xuất đến sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng các mô hình trồng nấm, trước hết, các địa phương, tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được công dụng của nấm, từ đó đầu tư sản xuất, liên kết phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, tạo điều kiện về mặt bằng, chính sách vay vốn, hỗ trợ kinh phí tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất nấm tập trung. Cùng với đó, cần thành lập các tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm để hỗ trợ, chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất; thực hiện chuyển giao công nghệ để phát triển, nhân rộng những mô hình trồng các loại nấm dược liệu, có giá trị kinh tế cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm nấm bền vững cho người dân.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]