(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa được xem là một trong những giải pháp quan trọng để ngành nông nghiệp bắt kịp được với xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại. Đây cũng là hướng đi nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra các sản phẩm an toàn từ sản xuất tới tiêu thụ nhằm mang lại giá trị kinh tế cao.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa được xem là một trong những giải pháp quan trọng để ngành nông nghiệp bắt kịp được với xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại. Đây cũng là hướng đi nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra các sản phẩm an toàn từ sản xuất tới tiêu thụ nhằm mang lại giá trị kinh tế cao.

 Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Mô hình trồng bưởi quy mô lớn theo hướng hàng hóa ở xã Xuân Giang (Thọ Xuân).

Thời gian qua, thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ sang phát triển theo hướng hàng hóa, trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện. Để thực hiện có hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch và từng bước triển khai nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, như hỗ trợ máy sấy lúa cho các HTX liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ 500 triệu đồng đầu tư hệ thống điện cho các khu trang trại tổng hợp có diện tích từ 20 ha trở lên... Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX thực hiện tích tụ, tập trung hơn 1.498 ha đất; tích cực ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước trong sản xuất cây ăn quả, mía...; xây dựng 10 mô hình nhà màng, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ kết hợp tưới nước tiết kiệm với diện tích trên 65.000m2, lợi nhuận 300 đến 400 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, toàn huyện đã thu hút được hơn 92 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để thực hiện các dự án lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của châu Âu, Israel và các nước phát triển... Một số chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đã và đang hình thành, phát triển bền vững, như cây mía nguyên liệu; giống lúa thuần chất lượng cao, ngô dày, cỏ làm thức ăn chăn nuôi, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như ớt, ngô ngọt, khoai tây, bí.

Tại Vĩnh Lộc, việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa được huyện triển khai gắn với thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Theo đó, huyện đã hình thành được 15 vùng sản xuất tập trung, với các sản phẩm chủ lực, như vùng lúa năng suất, chất lượng cao, vùng sản xuất chuối tiêu hồng, vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng sản xuất mía, vùng sản xuất rau an toàn tập trung...; đồng thời, thu hút nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, với tổng diện tích cây trồng tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đến nay đạt hơn 3.000 ha. Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian gần đây, Vĩnh Lộc đã triển khai nhiều mô hình trình diễn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; tích cực tuyên truyền, vận động người dân đưa máy móc vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm giảm sức lao động, chí phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Đáng chú ý, đã có 4.000 ha trồng rau, quả tập trung được gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP. Phát triển 7.000 ha trồng cây ăn quả tập trung; trong đó, diện tích cây ăn quả do các hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp đầu tư có quy mô từ 1 - 3 ha là 1.234 vườn, diện tích từ 3 - 5 ha là 245 vườn, diện tích trên 5 ha là 64 vườn. Sản phẩm mía đường có diện tích sản xuất theo vùng tập trung đạt 17.200 ha. Đồng thời, hình thành và phát triển vùng trồng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, với diện tích 20.000 ha/năm, năng suất 68,4 tạ/ha/vụ… Ngoài ra, xây dựng vùng sản xuất lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, với tổng diện tích 158.158 ha/năm, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn/năm.

Có thể thấy, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã trực tiếp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại các vùng nông thôn ngày càng được nâng lên. Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân gắn với khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

Bài và ảnh: Chi Phạm


Bài và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]