(Baothanhhoa.vn) - Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có không ít nông sản có giá trị kinh tế cao, giàu tiềm năng để phát triển, góp phần tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn những sản phẩm nông sản này ít có khả năng xâm nhập vào những thị trường lớn, khó tính. Do đó, các sở, ngành, địa phương và người sản xuất đang nỗ lực thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững cho hệ thống sản phẩm nông sản khu vực miền núi.

Để phát triển bền vững cho nông sản miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có không ít nông sản có giá trị kinh tế cao, giàu tiềm năng để phát triển, góp phần tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn những sản phẩm nông sản này ít có khả năng xâm nhập vào những thị trường lớn, khó tính. Do đó, các sở, ngành, địa phương và người sản xuất đang nỗ lực thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững cho hệ thống sản phẩm nông sản khu vực miền núi.

 Để phát triển bền vững cho nông sản miền núi

Sản phẩm măng khô Mường Ca Da (Quan Hóa) được trưng bày, bán tại nhiều cửa hàng trên địa bàn tỉnh.

Năm 2021, sản phẩm măng khô Mường Ca Da (Quan Hóa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, mở ra nhiều cơ hội tiến sâu vào những thị trường mới. Nhưng theo chia sẻ của ông Phạm Văn Thuyền, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân, thị trường trong, ngoài tỉnh có nhu cầu lớn về sản phẩm măng khô. Do đó, ngay sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP, thị trường tiêu thụ sản phẩm măng khô Mường Ca Da được rộng mở. Mặc dù công ty đã đầu tư hệ thống máy sấy, nồi hấp và cơ giới hóa nhiều công đoạn chế biến sản phẩm, song do chưa xây dựng được vùng nguyên liệu lớn, ổn định nên không có đủ nguồn cung nguyên liệu bảo đảm để chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Được biết, hằng năm sản lượng măng khô Mường Ca Da tiêu thụ trên thị trường khoảng 3,5 tấn, chủ yếu qua “mối thân quen”, chưa có kênh phân phối hay marketing chuyên nghiệp. Do đó, để phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đầu năm 2022, công ty đã liên kết với những vùng có diện tích nứa, luồng thâm canh lớn để thu mua măng tươi nguyên liệu. Đến tháng 10-2022, ước tính nguồn nguyên liệu măng tươi tăng 30%, nhờ đó sản lượng cũng tăng từ 20% trở lên so với năm 2021. Đồng thời, công ty cũng đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối để đưa sản phẩm măng khô Mường Ca Da và những sản phẩm nông sản của khu vực miền núi, như thịt lợn, trâu gác bếp, thịt lợn mán, các loại quả, lá, rau rừng... đến một số thị trường tiềm năng tại TP Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố lân cận.

Với kỳ vọng tạo sinh kế cho người sản xuất, bên cạnh việc phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, HTX Dịch vụ và nuôi trồng thủy sản Cửa Đạt, thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) còn nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc HTX, cho biết: Để nghề nuôi cá lồng và những sản phẩm thủy sản từ lòng hồ phát triển bền vững, bên cạnh việc áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng, HTX còn hướng tới chế biến sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế và kết nối các sản phẩm với dịch vụ du lịch hiện có trên địa bàn. Theo đó, HTX đã chế biến và phát triển được sản phẩm cá mương sấy khô - đây là sản phẩm nông sản chứa đựng nét văn hóa của địa phương và khẳng định sự sáng tạo của HTX. Hiện nay, để nâng cao chất lượng cho các sản phẩm thủy sản, HTX đã có khu vực nuôi trồng bảo đảm kỹ thuật, tiêu chuẩn và vùng khai thác trên lòng hồ ổn định. Cùng với đó, thông qua sự hỗ trợ của huyện, tỉnh, những sản phẩm của HTX đã được tham gia trưng bày, triển lãm tại nhiều sự kiện trong tỉnh, nhân thêm cơ hội tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

Thực tế cho thấy, dù có không ít nông sản tiềm năng, nhưng phần lớn các sản phẩm nông sản ở khu vực miền núi đều được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, chưa hình thành được các chuỗi liên kết bền vững. Một số sản phẩm tuy đã được đầu tư mẫu mã, nhãn hiệu và đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh nhưng khâu quảng bá lại yếu nên việc tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường còn hạn chế. Cùng với đó là nhiều khó khăn khách quan, như tính thời vụ, chất lượng sản phẩm, thị hiếu của thị trường.

Theo đánh giá của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, trong số hơn 1.100 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của tỉnh thì số chuỗi cung ứng ở khu vực miền núi còn hạn chế, chiếm khoảng 7-10%. Do đó, để nông sản miền núi phát triển bền vững, trước hết, các chủ thể sản xuất, HTX, tổ hợp tác phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, mạnh dạn thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi, mở rộng quy mô. Từ đó, có cơ sở để xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm, linh hoạt tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Đối với các sản phẩm nông sản đã được chứng nhận OCOP cấp tỉnh, cần tự tin, mạnh dạn của các chủ thể để tìm cơ hội cạnh tranh tại các thị trường lớn, chủ động tiếp cận với thương mại điện tử.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]