(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng; 789 trạm bơm tưới; 59 trạm bơm tiêu; 37 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp và 14 cống tiêu đầu mối lớn ra sông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng; 789 trạm bơm tưới; 59 trạm bơm tiêu; 37 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp và 14 cống tiêu đầu mối lớn ra sông.

Các hạng mục công trình của hồ Cửa Đạt được kiểm tra để duy tu, bảo dưỡng kịp thời.

Các công trình thủy lợi (CTTL) này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, do nhiều công trình được xây dựng từ những năm 1960-1990, công tác vận hành, quản lý hồ còn nhiều hạn chế, những hồ chứa được giao cho địa phương quản lý không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, dễ bị xuống cấp, trong khi không có nguồn vốn cho việc tu bổ kịp thời, nên tình trạng xuống cấp ngày càng diễn ra phổ biến.

Để khắc phục tình trạng xuống cấp và nâng cao năng lực sử dụng của các CTTL, những năm qua, tỉnh ta đã đầu tư nâng cấp và xây mới nhiều CTTL phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh và chống lũ. Trong đó, nhiều công trình hồ chứa quan trọng đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, như: Cửa Đạt, Hao Hao, Yên Mỹ, Sông Mực; trạm bơm tưới, tiêu kết hợp như Cống Phủ, Sa Loan... Các công trình sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm năng lực tưới, tiêu; tuy nhiên, vẫn còn một số công trình chưa phát huy tối đa được hiệu quả.

Theo khảo sát của chúng tôi ở một số địa phương cho thấy, đối với các CTTL lớn được giao cho các công ty khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh quản lý, do thường xuyên được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, nên công tác tưới, tiêu được bảo đảm. Ngược lại, các công trình do cấp huyện quản lý thì hiệu quả vận hành còn hạn chế, nhiều công trình xuống cấp do không được đầu tư sửa chữa kịp thời. Đơn cử như, hiện trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 158 CTTL, phục vụ nước tưới cho khoảng 6.900 đến 7.500 ha cây trồng/năm. Trong đó, huyện chịu trách nhiệm quản lý 148 công trình, còn Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh huyện Ngọc Lặc quản lý 10 công trình. Thực tế quản lý và khai thác cho thấy, những CTTL được giao cho Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh huyện Ngọc Lặc quản lý, như: Các hồ Cống Khê, Bai Manh, Bai Lim, Bai Sơn, Bai Ao, Trung Tọa, Bai Ngọc, Đồng Tiến, Chòm Mót và đập dâng Minh Hòa đều phát huy năng lực sử dụng, do trong quá trình khai thác và sử dụng, đơn vị quản lý đã kịp thời duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những phần bị hư hỏng. Còn lại phần lớn các CTTL do huyện quản lý thì phát huy hiệu quả tưới thấp, hiện trên địa bàn huyện Ngọc Lặc vẫn còn 130 CTTL đang trong tình trạng xuống cấp chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do các CTTL không được đầu tư nâng cấp đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ quản lý các CTTL kém, dẫn đến việc chưa khắc phục kịp thời các hư hỏng nhỏ, để kéo dài, dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các CTTL, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện sửa chữa các công trình thủy lợi; đồng thời, huy động nhân dân thực hiện gia cố các công trình bị ảnh hưởng do mưa, lũ. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, huyện đã đầu tư hơn 12 tỷ đồng để sửa chữa 2 công trình thủy lợi lớn, gồm: Đập Bai Uốn, xã Thạch Lập sửa chữa lại thân đập, cống, kênh, với tổng kinh phí đầu tư 6,3 tỷ đồng; hồ Làng Pheo sửa chữa lại đập, cống và tràn, với kinh phí khoảng 5,8 tỷ đồng.

Trao đổi về vấn đề nâng cao công tác quản lý các CTTL trên địa bàn tỉnh, ông Lê Minh Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, cho biết: Trên cơ sở xác định nguyên nhân của các CTTL xuống cấp, không phát huy hiệu quả là do công tác quản lý Nhà nước về thủy lợi thiếu và yếu, nhất là cấp huyện và xã. Hầu hết cán bộ quản lý trực tiếp CTTL ở cơ sở đều chưa qua đào tạo ngành thủy lợi, chỉ làm việc theo kinh nghiệm, nên năng lực kiểm tra, phát hiện, xử lý tình trạng xuống cấp của công trình còn hạn chế. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn vốn, nên việc đầu tư xây dựng, duy tu sửa chữa các hồ, đập nhỏ chưa được thực hiện kịp thời, đồng bộ, khiến nhiều CTTL bị hư hỏng, ngày càng xuống cấp. Bởi vậy, để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng, khai thác các CTTL, Chi cục Thủy lợi đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Đối với những công trình do các công ty khai thác CTTL quản lý, chi cục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra an toàn hồ đập, có phương án phòng, chống lụt bão trong mùa mưa bão; thường xuyên, định kỳ duy tu, bảo dưỡng các công trình; thường xuyên kiểm tra để phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng. Đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, cùng với việc quan tâm đầu tư nguồn vốn cho công tác sửa chữa, nâng cấp, chi cục đã và đang đề nghị và phối hợp với các địa phương tập trung nâng cao trình độ cho cán bộ thủy lợi cấp xã thông qua các kỳ đào tạo ngắn hạn và các lớp tập huấn, từ đó giúp nâng cao năng lực để có thể phát hiện sớm những hư hỏng của các CTTL và có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]