(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa có nhiều loại cây trồng nguồn gốc bản địa, như: bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), quýt vòi (Ngọc Lặc), quýt hoi (Bá Thước), Quế Ngọc (Thường Xuân), sâm Báo (Vĩnh Lộc)... Những năm gần đây, Nhân dân đã chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, phát triển cây trồng bản địa theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Tuy việc bảo tồn, phát triển cây trồng bản địa đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân song vẫn chưa được như kỳ vọng. Do đó, hiện nay các địa phương, ngành nông nghiệp và người sản xuất đang tìm những giải pháp căn cơ nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho cây trồng bản địa.

Nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng bản địa

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều loại cây trồng nguồn gốc bản địa, như: bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), quýt vòi (Ngọc Lặc), quýt hoi (Bá Thước), Quế Ngọc (Thường Xuân), sâm Báo (Vĩnh Lộc)... Những năm gần đây, Nhân dân đã chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, phát triển cây trồng bản địa theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Tuy việc bảo tồn, phát triển cây trồng bản địa đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân song vẫn chưa được như kỳ vọng. Do đó, hiện nay các địa phương, ngành nông nghiệp và người sản xuất đang tìm những giải pháp căn cơ nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho cây trồng bản địa.

Nâng cao giá trị kinh tế cho cây trồng bản địaSản xuất cây sâm Báo đã mang lại thu nhập cao cho người dân xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc).

Vĩnh Lộc vốn là vùng đất bán sơn địa của tỉnh, có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi và nổi tiếng với những loài cây bản địa như: sâm Báo, nếp hạt cau Lộc Thịnh. Những năm gần đây, khi nhu cầu của thị trường hướng tới những sản phẩm tự nhiên, mang đặc trưng, gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương thì những cây trồng có nguồn gốc bản địa ngày càng được người dân quan tâm, chú trọng. UBND huyện Vĩnh Lộc cũng cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ Nhân dân phát triển sản xuất quy mô lớn. Đối với cây sâm Báo - loại dược liệu quý hiếm có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, mọc trên vùng núi Báo thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng từ lâu đã được tôn vinh là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, được người dân vùng núi Báo đào cây con về trồng ở vườn nhà. Việc trồng sâm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc sơ chế rồi bán nhỏ lẻ. Những năm gần đây, giống cây sâm Báo đang được người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát triển cây sâm Báo thành cây hàng hóa bản địa. Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Với giá trị văn hóa, dinh dưỡng cao nên những năm gần đây cây sâm Báo được người dân và thị trường quan tâm, ưa chuộng. Do đó, người dân trên địa bàn đã phát triển diện tích hàng năm khoảng 20 ha sản xuất cây sâm Báo ở các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Minh Tân... mang lại doanh thu từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Để bảo tồn, phát huy giá trị kinh tế của loại cây bản địa này, UBND huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng Đề án Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây sâm Báo trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện đã xây dựng phương án sản xuất, kế hoạch phát triển quy mô, diện tích cây sâm Báo đến năm 2025 là 120 ha, định hướng đến năm 2030 là 250 ha và cây sâm Báo trở thành sản phẩm chủ lực của huyện.

Được biết, hiện nay, diện tích sâm Báo được trồng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn manh mún, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, chưa tạo thành vùng trồng quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung. Tại núi Báo xã Vĩnh Hùng, chỉ có 2 hộ đang trồng sâm Báo hoa vàng với quy mô diện tích gần 1 ha, đây được coi là giống bản địa nhiều đời. Do đó, UBND huyện đang nỗ lực vận dụng chính sách để bảo tồn nguồn gen của cây sâm Báo hoa vàng và cung ứng nguồn giống bản địa cho người dân sản xuất.

Trong nhiệm vụ bảo tồn, phát triển các loại cây trồng bản địa, huyện Vĩnh Lộc còn phối hợp với một số doanh nghiệp, đơn vị chuyên môn bảo tồn nguồn gen gốc của cây lúa nếp hạt cau. Đồng thời, nhân rộng diện tích sản xuất và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm lúa nếp hạt cau Lộc Thịnh. Nhờ đó, đến nay người dân trên địa bàn huyện đã phát triển được khoảng 250 ha lúa nếp hạt cau và sản phẩm nếp hạt cau Lộc Thịnh được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2020, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.

Không chỉ riêng Vĩnh Lộc mà nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có những loại cây trồng bản địa mang giá trị kinh tế, văn hóa cao đang được bảo tồn, phát triển để trở thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu biểu như cây bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), cây quế (Thường Xuân), cam Vân Du (Thạch Thành), dưa hấu Mai An Tiêm (Nga Sơn)... Theo đánh giá của các địa phương, trước đây do người dân chưa hiểu hết được giá trị của cây bản địa nên chưa có chính sách chăm sóc, phát triển phù hợp, dẫn đến các loại cây này đều đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Khi được chính quyền địa phương, các đơn vị chuyên môn của tỉnh hỗ trợ bảo tồn nguồn gen gốc và khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, người dân đã quan tâm đầu tư, phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm. Đây chính là những giải pháp căn cơ để việc sản xuất cây trồng bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững...

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]