(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững. Theo đó, ngành nông nghiệp, các địa phương, người sản xuất đã và đang từng bước ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ mới; xây dựng, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung..., góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản

Những năm gần đây, nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững. Theo đó, ngành nông nghiệp, các địa phương, người sản xuất đã và đang từng bước ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ mới; xây dựng, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung..., góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sảnVùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thái Hòa (Triệu Sơn) được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nên năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vượt trội.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo an toàn, diện tích 30 ha được huyện Triệu Sơn triển khai thử nghiệm từ năm 2018 tại xã Đồng Tiến, với 98 hộ dân tham gia, đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, năng suất đạt 55 - 60 tạ/ha, doanh thu đạt 42 - 47 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả kinh tế đạt được, hiện nay, huyện Triệu Sơn đã mở rộng diện tích, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất lúa gạo chất lượng cao, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 274,5 ha tại các xã Thái Hòa, Đồng Thắng, Đồng Tiến... Việc hình thành những cánh đồng lúa mẫu lớn đã phát huy hiệu quả “liên kết bốn nhà”, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh lúa gạo và tăng lợi nhuận cho nông dân từ 2,4 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Năm 2021, tổng sản lượng cây lương thực có hạt của huyện Trệu Sơn đạt hơn 140 nghìn tấn, với tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt trên 70% nên giá trị cũng được nâng cao, dễ tiêu thụ trên thị trường.

Bên cạnh xây dựng được vùng sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao, UBND huyện Triệu Sơn còn xây dựng được vùng sản xuất một số cây trồng chủ lực, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, như: cây chè 300 ha, cây rau màu 30 ha, hoa cây cảnh 300 ha, cây thức ăn chăn nuôi khoảng 300 ha, cây dược liệu... và thành lập được 20 tổ, nhóm chăn nuôi, với trên 500 hộ chăn nuôi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 80% các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc theo quy mô tập trung áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi; 40% các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm theo quy mô tập trung áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học... Những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 97 vùng sản xuất rau quả theo quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP, với diện tích khoảng 500 ha; 122 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Trong đó, 3 cơ sở được chứng nhận GlobalGAP trong chăn nuôi, 14 cơ sở được chứng nhận VietGAP trong sản xuất, 3 cơ sở được chứng nhận GMP/SSOP, 10 cơ sở được chứng nhận HACCP, 5 cơ sở được chứng nhận ISO 22.000 và 87 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, toàn tỉnh hình thành được hàng chục chuỗi liên kết sản xuất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguyên nhân được các sở, ngành, địa phương chỉ rõ chính là hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán, tập quán canh tác, sản xuất còn lạc hậu, nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm chưa cao. Việc sản xuất theo quy hoạch, phát triển sản phẩm theo các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ chưa nhiều. Bên cạnh đó, tại các địa phương đã hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, song việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định còn hạn chế...

Do đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, tăng sức cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu nông sản, sau hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 (tháng 4-2021), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chỉ rõ, về lâu dài, các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh cần khuyến khích, định hướng người dân, các cơ sở sản xuất nhận thức rõ hơn việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường và bảo đảm các quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP, sản xuất an toàn để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Đồng thời, tăng cường các giải pháp kỹ thuật thâm canh để giảm chi phí, nhất là ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản để “chinh phục” được các thị trường khó tính nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như tăng giá trị và hiệu quả sản xuất cho các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]