Kỳ vọng từ các cụm công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh hiện đã quy hoạch phát triển 91 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 3.382,66 ha. Trong đó, đã thành lập được 38 CCN, với tổng diện tích 1.398,54 ha, tổng mức đầu tư đăng ký 9.875,4 tỷ đồng, vốn đầu tư hiện đạt 1.666,2 tỷ đồng.
Một góc CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền (Triệu Sơn).
Các CCN được hình thành, phát triển không những thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, mà còn mang theo kỳ vọng tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Bởi vậy, những năm qua, ngành công thương đã và đang cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ đầu tư hạ tầng các CCN đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật các CCN. Đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vào các CCN.
Tháng 4–2017, CCN Bắc Hoằng Hóa được thành lập theo Quyết định số 1085/QĐ-UBND của UBND tỉnh. CCN nằm trên địa phận 2 xã Hoằng Kim và Hoằng Phú, có diện tích quy hoạch 50 ha, do Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa làm chủ đầu tư hạ tầng, tổng mức đầu tư khoảng 180 tỷ đồng. Để CCN thực hiện được mục tiêu về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, những năm qua, chủ đầu tư và UBND huyện Hoằng Hóa đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, đồng thời, thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hiện CCN đã thu hút được 7 nhà đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 200 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Trong đó, riêng dự án của Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (doanh nghiệp FDI Nhật Bản), có quy mô diện tích đăng ký 27,5 ha. Hiện Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa đã có báo cáo, đề xuất phương án nâng cấp CCN Bắc Hoằng Hóa thành khu công nghiệp, với tổng diện tích 300 ha.
Nằm ven tuyến Quốc lộ 47, với nhiều tiềm năng, lợi thế vượt trội hơn so với nhiều CCN khác trong tỉnh, ngày 8-10-2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4269/QĐ-UBND về việc thành lập CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, với diện tích khoảng 50 ha, tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng. CCN được cơ cấu các ngành nghề, như may mặc, cơ khí, chế tạo, sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, chế biến lâm - nông sản, sản phẩm nhựa, thức ăn gia súc, gia cầm... và các ngành nghề khác có liên quan. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Triệu Sơn, cho biết: Việc cơ cấu đa dạng ngành nghề đối với CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Đồng thời, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Vì vậy, UBND huyện Triệu Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vào CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền nói riêng và các CCN trên địa bàn. Hiện CCN này đã có 7 doanh nghiệp thuê 9,27 ha đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, với các ngành nghề, như chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, may mặc và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Hương Thơm
{name} - {time}
-
30 phút trước
Hướng đến nền nông nghiệp xanh
-
1 giờ trước
Thọ Xuân: Đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình đảm bảo theo kế hoạch
-
15:44 17/09/2022
Phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Cây mắc ca trên vùng đồi Như Xuân
Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP
Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP
Dấu ấn 20 năm thực hiện tín dụng chính sách
21 huyện triển khai tiêm phòng vắc xin đợt 2 năm 2022 cho đàn gia súc, gia cầm
Hơn 2.300 ha sắn nguyên liệu bị nhiễm bệnh khảm lá
Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến lĩnh vực doanh nghiệp đạt 94,42%
Lý do nhà đầu tư vẫn tiếp tục hướng về Thanh Hóa
Giảm ngay 50% giá vé SkyBoss và 55% giá vé SkyBoss Business bay cùng Vietjet từ 15/9
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 25°CNhiều mây, không mưa
- 20°C - 27°CCó mây, không mưa