(Baothanhhoa.vn) - Các huyện Như Thanh và Như Xuân từng được coi là thủ phủ lim xanh của miền Bắc với những rừng lim xanh bản địa đặc trưng, chất lượng gỗ thượng hạng. Tuy nhiên, vài chục năm gần đây, số lượng những cây lim tại các địa phương này suy giảm nhanh chóng do khai thác tận thu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khoanh nuôi, phát triển rừng gỗ lớn để bảo vệ loài lim xanh quý hiếm tại huyện Như Thanh

Các huyện Như Thanh và Như Xuân từng được coi là thủ phủ lim xanh của miền Bắc với những rừng lim xanh bản địa đặc trưng, chất lượng gỗ thượng hạng. Tuy nhiên, vài chục năm gần đây, số lượng những cây lim tại các địa phương này suy giảm nhanh chóng do khai thác tận thu.

Khoanh nuôi, phát triển rừng gỗ lớn để bảo vệ loài lim xanh quý hiếm tại huyện Như Thanh

Cây lim xanh khổng lồ lớn nhất tại xã Xuân Khang (Như Thanh) cung cấp nguồn gen quý để nhân giống loài lim xanh bản địa.

Nhiều rừng lim bị đào tận gốc, trốc tận rễ; nhiều khoảnh rừng đã tuyệt chủng, không còn một bóng lim. Số lượng những cây lim nhỏ còn lại hiện nay cũng thưa thớt, đe dọa bị tận diệt. Để bảo tồn loài thực vật đặc trưng và quý hiếm này, từ cuối năm 2016, UBND huyện Như Thanh đã ban hành Đề án số 170/ĐA-UBND nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, khoanh nuôi phục tráng rừng lim trên địa bàn, giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030.

Trước đó, một thực trạng không chỉ với Như Thanh, đó là diện tích rừng sản xuất tăng nhanh bởi nhiều diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ thấp bị cải tạo. Gần như 100% cây bụi, những cây gỗ còn lại bị phá bỏ để trồng keo theo các chương trình trồng rừng sản xuất. Với những diện tích rừng còn cây lim xanh nhưng phân bổ thưa thớt, cần được khoanh nuôi, bảo vệ và tiếp tục nhân giống để tái sinh, phát triển diện tích. Tại thời điểm triển khai đề án này, toàn huyện Như Thanh có 18.540,7 ha rừng, thì đã có 17.739 ha rừng sản xuất, chỉ 3.871,7 ha còn lại là rừng trồng phòng hộ và rừng đặc dụng. Khi ấy, tại 48 ha rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân và 12 ha rừng được giao cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện quản lý theo Nghị định 02/CP của Chính phủ là còn lim xanh phân bổ và sinh sống. Tuy nhiên, mật độ lim xanh tại 60 ha rừng này khá thưa thớt, chỉ đạt khoảng từ 100 đến 200 cây trên mỗi héc-ta, cây sinh trưởng và phát triển kém. Các chủ rừng có lim khi ấy cũng không mấy quan tâm đầu tư để tái sinh, phục tráng loài lim bản địa.

Bắt tay vào thực hiện đề án, huyện Như Thanh đã tăng cường công tác tuyên truyền, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện. Qua đó, tất cả 17 xã và 4 chủ rừng Nhà nước trên địa bàn huyện đã cam kết, xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai đề án. Huyện cũng đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã và chủ rừng về diện tích phải chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn, khoanh nuôi phục tráng và tái sinh rừng lim xanh ở những địa bàn cụ thể. Hạt kiểm lâm huyện đã phối hợp với các xã, các chủ rừng Nhà nước để tập huấn kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn gắn với khoanh nuôi, bảo vệ rừng lim tái sinh.

Đến thời điểm hiện tại, 63,5 ha rừng có lim của huyện phân bổ tại các khu rừng của xã Xuân Thái và Thanh Tân được bảo vệ và phát triển khá tốt. Nhiều cây con được nhân giống để trồng chắm dặm nhằm tăng mật độ lim. Hiện trên địa bàn xã Xuân Khang, vẫn còn một cây lim xanh khổng lồ hàng trăm năm tuổi, được lực lượng kiểm lâm và nhân dân địa phương bảo vệ khá nghiêm ngặt. Đây chính là nguồn gen quý để nhân giống, tái sinh lại những rừng lim trên chính những vùng đất mà hàng chục năm trước vốn được phủ màu xanh của những tán lim. Tuy hiệu quả bước đầu của đề án chưa thực sự như mong muốn, song đã mang theo nhiều kỳ vọng cho tái sinh loài cây bản địa đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt cũng như sự xâm lấn của các cây trồng khác.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]