(Baothanhhoa.vn) - Để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP theo Nghị quyết số 30/NQ-CP (NQ30) ngày 7-3-2017 của Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP

Để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP theo Nghị quyết số 30/NQ-CP (NQ30) ngày 7-3-2017 của Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này.

Khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAPMô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thọ Lập (Thọ Xuân).

Từ tháng 10-2017, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã triển khai dự án khu nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 7,5 ha, tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Đến nay, doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 35 tỷ đồng và đang rất cần thêm nguồn vốn hoàn thiện các hạng mục công trình để mở rộng sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp rất mong được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi theo NQ30. Tuy nhiên, công ty đã “gõ cửa” nhiều ngân hàng, nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mà chỉ được vay vốn thương mại theo lãi suất thông thường.

Thực tế trên cho thấy, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa thể “chạm tay” đến với vốn vay của chương trình này. Tính đến 30-6, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh đạt 305 tỷ đồng; trong đó, ngắn hạn là 197 tỷ đồng, dài hạn 108 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của chương trình do lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là lĩnh vực đầu tư mới, các quy định, hướng dẫn trình tự thủ tục, thẩm định cho vay còn hạn chế. Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh khó lường nhưng lại chưa được tham gia các gói bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nhiều ngân hàng còn dè dặt trong việc đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các tiêu chí xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chưa rõ ràng, chưa quy định rõ cơ quan nào xác nhận các tiêu chí đó của dự án, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách để cho vay. Tài sản bảo đảm cho khoản vay thường là đất nông nghiệp nên có giá trị thấp, trong khi tài sản gắn liền với đất nông nghiệp chưa được chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn yếu; công tác hạch toán kế toán chưa chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, thiếu tài sản bảo đảm dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trình độ ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp của người dân còn hạn chế. Cùng với đó là quy mô sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn nhỏ lẻ, phân tán, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng nông sản còn thấp, chưa ổn định, nhiều sản phẩm chủ lực không có thương hiệu. Chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chưa hình thành được nhiều vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để cho các tổ chức tín dụng tiếp cận đầu tư.

Để doanh nghiệp thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian tới, các địa phương cần có chính sách đặc thù khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ gia đình đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất nông nghiệp để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng. Các sở, ngành chuyên môn tích cực hướng dẫn doanh nghiệp và người dân áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản nông sản... nhằm áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chú trọng phối hợp các khâu đầu tư tạo ra chuỗi giá trị các sản phẩm, hàng hóa trong nông nghiệp từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp và nông dân. Mặt khác, ngành chức năng cần đề nghị Trung ương có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cơ quan xác nhận tiêu chí dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP làm cơ sở để các ngân hàng xác định đối tượng được hưởng để cho vay. Cùng với đó, các ngân hàng cần linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi hơn để các đối tượng được vay vốn chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]