(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Vĩnh Lộc đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản, mamg lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, huyện Vĩnh Lộc đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản, mamg lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệpDiện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm ngô ngọt tại xã Vĩnh Quang.

Trên cánh đồng bãi Đô Quang, xã Vĩnh Quang, đây là năm thứ 6 HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Quang liên kết với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sản xuất ngô ngọt, với diện tích 25 ha. Theo đó, khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân sẽ được công ty cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ thu mua và vận chuyển toàn bộ sản phẩm ngay tại ruộng để đưa về nhà máy chế biến. Đây cũng chính là động lực để người dân gắn bó với nông nghiệp, hướng tới sản xuất quy mô lớn. Tại mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, với mỗi ha trồng ngô ngọt, năng suất ước đạt từ 17 - 19 tấn/vụ, lợi nhuận đạt khoảng 50 đến 60 triệu đồng/ha/vụ. So với diện tích trồng ngô đại trà, không được liên kết sản xuất thì lợi nhuận cao hơn khoảng 10 đến 15 triệu đồng/ha/vụ và cao hơn gấp 1,5 lần so với cây trồng truyền thống.

Hiện nay, 13/13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đều thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã hình thành được 35 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 14 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 13 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, 5 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn và 3 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn. Một số chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, như: mô hình liên kết sản xuất ngô ngọt, đậu tương rau của HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Quang với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; mô hình liên kết sản xuất lúa giống của HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Phúc với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương; mô hình liên kết và bao tiêu sản phẩm ớt xuất khẩu của các HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Ninh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng với Công ty TNHH Tình Cầm... Để đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và người dân, huyện Vĩnh Lộc đã rà soát, cân đối, bố trí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động tham gia với vai trò là cầu nối để doanh nghiệp và người dân thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm, nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa cũng như quyền lợi chính đáng giữa doanh nghiệp và người dân. Tăng cường giám sát ký kết hợp đồng giữa người dân và doanh nghiệp, tránh việc hai bên phá vỡ hợp đồng và cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, như: tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất, miễn thuế năm đầu tiên... Đồng thời, chú trọng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Để các chuỗi liên kết không bị manh mún, đứt gãy, thay vì xây dựng các chuỗi giá trị thông thường, các doanh nghiệp, HTX đã chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các khâu từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ đều được kiểm soát theo hợp đồng nhằm tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có truy xuất nguồn gốc.

Đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, cho biết: Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp để yên tâm sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý. Bên cạnh những lợi ích đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển bền vững trước những biến động của thị trường. So với sản xuất truyền thống, tùy theo từng loại sản phẩm, có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 - 15%/ha và sản lượng tăng 20 - 25%. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho lao động nông nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, nâng cao năng lực các thành viên để hỗ trợ người dân trong việc tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]