(Baothanhhoa.vn) - Với hơn 80% diện tích là đất lâm nghiệp, huyện Thường Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề chế biến lâm sản. Do vậy, thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân phát triển các cơ sở chế biến lâm sản

Với hơn 80% diện tích là đất lâm nghiệp, huyện Thường Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề chế biến lâm sản. Do vậy, thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Huyện Thường Xuân phát triển các cơ sở chế biến lâm sản

Công nhân Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, xã Luận Thành sản xuất ván ép xuất khẩu.

Năm 2018, Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở xã Luận Thành, trên diện tích 5 ha, chuyên sản xuất các mặt hàng ván ép tinh xuất khẩu đi các nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Đến nay, công ty đã đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, với dây chuyền sản xuất tiên tiến đưa vào hoạt động để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Trung bình mỗi tháng nhà máy sản xuất 1.000 - 1.500m3 gỗ thành phẩm xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng trăm lao động, với thu nhập từ 5,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống hút bụi chuyên dụng để thu gom các hạt bụi có kích thước nhỏ như bụi dăm bào, mùn cưa,... phát sinh trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thường Xuân có 2 doanh nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn và hàng chục cơ sở quy mô vừa và nhỏ. Các sản phẩm chế biến từ gỗ chủ yếu, như: ván bóc, ván ép, đồ mộc gia dụng... được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần được xuất khẩu. Hầu hết, các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ đã chú trọng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến lâm sản, hàng trăm lao động của địa phương đã có việc làm và thu nhập ổn định tại các xưởng sản xuất. Trong đó, với các lao động phổ thông thu nhập trung bình 5 – 7 triệu đồng/người/tháng; đối với lao động có kỹ thuật, tay nghề cao có thể thu nhập từ 10 triệu đồng/người/tháng trở lên. Bên cạnh đó, bằng các biện pháp như tuyên truyền, ký cam kết,... ý thức chấp hành về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở đã được nâng lên so với những năm trước đây, tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài tại một số cơ sở sản xuất đã được xử lý dứt điểm.

Mặc dù có nhiều lợi thế về sản xuất lâm nghiệp, nhưng số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp đầu tư vào nghề chế biến lâm sản trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Hầu hết là các cơ sở có quy mô nhỏ, hệ thống máy móc chưa được đầu tư, thiết bị lạc hậu, chưa có thương hiệu... Bên cạnh đó, chưa bắt kịp sự thay đổi của thị trường do thiếu vốn sản xuất, năng lực quản lý còn hạn chế; khó khăn ở khâu tiêu thụ, sản phẩm đơn điệu...

Để nghề chế biến lâm sản hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương, huyện Thường Xuân tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; khuyến khích các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất. Theo đó, có nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Tập trung cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ thống điện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo tiêu chí về xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Đồng thời, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp, chủ các cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như vận động người dân tham gia tích cực trong việc phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm của các cơ sở trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]