(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất được xem là xu hướng tất yếu giúp nông nghiệp có những bước tiến vượt bậc. Chính vì vậy, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Tích tụ, tập trung đất đai, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC... Từ đó, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất được xem là xu hướng tất yếu giúp nông nghiệp có những bước tiến vượt bậc. Chính vì vậy, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Tích tụ, tập trung đất đai, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC... Từ đó, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa).

Để chuyển từ nền sản xuất nhỏ, lẻ lên sản xuất tập trung, quy mô lớn ứng dụng CNC gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa đã xem tích tụ, tập trung đất đai vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu của sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 360 ha mô hình tích tụ, tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp, trong đó có 169 ha sản xuất theo hướng CNC; đồng thời, đã triển khai thực hiện chuyển đổi 680 ha đất canh tác lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Để tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng cao, người dân đã chú trọng đưa các giống cây trồng chất lượng cao vào sản xuất; nâng cao kỹ thuật canh tác; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng các công nghệ như tưới nhỏ giọt, bảo quản sau thu hoạch; nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;... Từ đó, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân; đầu tư sản xuất quy mô lớn ứng dụng CNC, như: Công ty TNHH Thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng, HTX nông nghiệp dịch vụ - điện Thiệu Phúc, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hợp,... Nhờ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, một số mô hình trồng trọt ứng dụng CNC đã được hình thành, như: Mô hình sản xuất lúa gạo thương phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết theo chuỗi giá trị tại thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Phúc, với quy mô trên 160 ha; mô hình sản xuất rau, quả an toàn trong nhà lưới, nhà màng tại các xã Thiệu Phúc, Thiệu Hợp, Tân Châu,... thị trấn Thiệu Hóa, với quy mô trên 81.000m2.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, như: Thụ tinh nhân tạo tạo ra các giống bò lai có năng suất và chất lượng cao, nuôi trong chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm nhờ bộ phận làm mát, chủ động xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh... Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm luôn đạt tỷ lệ cao; công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện quyết liệt, hiệu quả.

Đánh giá về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện, đại diện lãnh đạo UBND huyện, cho biết: Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, cùng với nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC được UBND tỉnh chỉ đạo, huyện triển khai, đã tạo ra chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, người sản xuất đã có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; từ đó, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 500 đến 700 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống.

Đến năm 2025, huyện Thiệu Hóa phấn đấu cơ bản hình thành được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng CNC, xây dựng thương hiệu các sản phẩm có lợi thế. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản hằng năm 4,2%. Diện tích đất được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC là 650 ha. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt đạt 150 triệu đồng. Phấn đấu có 20 trang trại, gia trại áp dụng công nghệ tự động hóa, bán tự động trong chăn nuôi quy mô công nghiệp; 60% đàn gia súc, 40% đàn gia cầm chăn nuôi ứng dụng CNC. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện tập trung rà soát, quy hoạch, xác định vị trí phù hợp để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC và có kế hoạch đầu tư cho các vùng sản xuất, như: Vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo năng suất, chất lượng cao; trồng rau trong nhà lưới, nhà màng ứng dụng CNC; vùng phát triển trang trại chăn nuôi lợn CNC, vùng phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm;... Bên cạnh đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện,... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX , tổ hợp tác, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng vùng nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC. Tiếp thu và ứng dụng các quy trình công nghệ hiện đại trong trồng trọt và chăn nuôi; trong đó, chú trọng ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong bảo quản nông sản, làm giảm tỷ lệ hao hụt sau khi thu hoạch, như: Công nghệ sấy nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]