(Baothanhhoa.vn) - Để áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất theo nhóm hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Thông qua đó, hình thành được những vùng sản xuất tập trung, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Để áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất theo nhóm hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Thông qua đó, hình thành được những vùng sản xuất tập trung, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Mô hình liên kết trồng cây ngô ngọt tại xã Thiệu Thành mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế quá trình sản xuất ở huyện Thiệu Hóa cho thấy, việc canh tác những loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, lạc giống thuần mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, các xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây hằng năm, như ngô ngọt, lạc, ớt xuất khẩu... cho hiệu quả kinh tế cao hơn, người dân có điều kiện để tái sản xuất, tăng mùa vụ trên cùng một đơn vị diện tích. Đồng thời, phát triển sản xuất trên cơ sở tập trung, quy hoạch vùng sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Từ đó, nhiều loại cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào gieo trồng trên đất lúa kém hiệu quả kinh tế và trên diện tích đất bãi ven sông Mã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày, như: Lạc thu nhập 60 triệu đồng/ha (2 vụ/năm); ớt xuất khẩu thu nhập 150 đến 180 triệu đồng/ha; mía nguyên liệu thu nhập 90 đến 110 triệu đồng/ha/năm... Thông qua đó, trên địa bàn huyện đã hình thành và khẳng định hiệu quả của sự liên kết trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích.

Xã Thiệu Thành là một trong những địa phương dẫn đầu huyện về quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho người dân. Sau khi chuyển đổi ruộng đất, xã đã hình thành vùng chuyên sản xuất rau màu với diện tích 40 ha. Trên diện tích này xã đã hướng dẫn người dân gieo trồng các loại cây trồng, như: Ngô ngọt, ớt xuất khẩu, đậu tương, lạc... Ông Trịnh Xuân Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Thành, cho biết: Từ khi vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển vùng sản xuất cây rau màu tập trung, cho thấy cây ớt xuất khẩu và cây ngô ngọt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Được biết, vụ đông xuân năm 2017-2018, xã Thiệu Thành đã liên kết đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm của 30 ha cây ngô ngọt với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Hiện diện tích ngô chuẩn bị cho thu hoạch, dự kiến năng suất đạt từ 1 đến 1,2 tấn/sào. Với giá ký bao tiêu sản phẩm là 3.800 đồng/kg, người dân địa phương dự tính thu nhập gần 80 triệu đồng/ha. Bà Nguyễn Thị Lanh, thôn Thành Thượng, phấn khởi cho biết: Trước đây gia đình trồng ngô thương phẩm năng suất đạt 3,5 tạ/sào (3 vụ/năm) trừ chi phí thu lãi khoảng 3,6 đến 4 triệu đồng/sào/năm. Nhưng 2 năm gần đây, liên kết trồng ngô ngọt năng suất đạt 1 tấn/sào, có thể trồng 4 vụ/năm, thu lãi 7 đến 8 triệu đồng/sào/năm. Để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh tế của vùng sản xuất rau màu tập trung, xã Thiệu Thành đã đầu tư xây dựng, tu sửa hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nhằm góp phần tưới tiêu, phát triển sản xuất. Đồng thời, ổn định diện tích rau màu tập trung với 2 loại cây trồng chủ đạo là ngô ngọt và ớt xuất khẩu.

Ông Trịnh Đức Hùng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, như: Ớt xuất khẩu, ngô ngọt, lạc... Đồng thời, tìm kiếm liên kết với các công ty, doanh nghiệp để trồng, chăm sóc, bảo đảm đầu ra của sản phẩm cho người nông dân. Chú trọng đưa những loại cây trồng mới, năng suất cao vào trồng nhằm ổn định, phát triển vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao.


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]