(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Thạch Thành triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất. Các xã xây dựng cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn, đưa nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và phân bón chất lượng vào sản xuất, như: phân viên nén chậm tan, phân bón Việt - Nhật... Đồng thời, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng mía, ngô dầy, cây dược liệu... có hiệu quả kinh tế cao và chuyển đất lúa vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp

Thời gian qua, huyện Thạch Thành triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất. Các xã xây dựng cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn, đưa nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và phân bón chất lượng vào sản xuất, như: phân viên nén chậm tan, phân bón Việt - Nhật... Đồng thời, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng mía, ngô dầy, cây dược liệu... có hiệu quả kinh tế cao và chuyển đất lúa vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản.

Huyện Thạch Thành thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp

Nông dân thị trấn Vân Du chăm sóc ổi.

Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Thạch Thành chỉ đạo quy hoạch vùng cây ăn quả có múi, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động Nhân dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn. Huyện đã liên kết với Học Viện nông nghiệp Việt Nam điều tra, rà soát diện tích đất vườn tạp, đất trang trại, xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả, với tổng diện tích quy hoạch 1.317,36 ha. Đến nay, diện tích cây ăn quả có múi tập trung đạt hơn 536 ha (trong đó cam 224,82 ha, bưởi 311,23 ha) và diện tích cam, bưởi đã cho thu hoạch hơn 300 ha, với sản lượng khoảng 7.500 tấn/năm. Ngoài ra, trên địa bàn phát triển một số loại cây ăn quả, như: thanh long 104,6 ha, diện tích thu hoạch 79,1 ha, sản lượng 1.733 tấn; ổi 128,5 ha, diện tích thu hoạch 109 ha, sản lượng 1.832,6 tấn... Các loại quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho thương lái, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

Ngoài ra, huyện chỉ đạo phát triển cây nghệ vàng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất ứng dụng công nghệ Nano bào chế curcumin. Hiện diện tích thâm canh cây nghệ trên địa bàn đạt hơn 100 ha và tập trung chủ yếu tại Nông trường Thạch Quảng, với sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 2.000 tấn nghệ tươi. Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo thực hiện các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng bí xanh tại xã Thành Tiến, mô hình liên kết với Công ty TH True milk sản xuất và tiêu thụ ngô dày vụ đông; mô hình liên kết với Công ty Nông nghiệp Hồng Đức sản xuất lúa nếp cẩm tại các xã Thành Tiến và Thạch Bình; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa nếp hạt cau tại các xã Thạch Đồng, Thạch Bình... Đến nay, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 120 triệu đồng/ha/năm.

Đi đôi với đó, lĩnh vực chăn nuôi đã có chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao (nhất là trang trại). Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư đầu vào (giống, thức ăn...) và sản phẩm chăn nuôi được quản lý chặt chẽ. Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Thu hút doanh nghiệp Newhope đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn, quy mô 18.000 lợn mẹ sinh sản, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD tại xã Thạch Tượng; Công ty Japfa chăn nuôi gà tại xã Ngọc Trạo... Đồng thời, huyện chỉ đạo áp dụng công nghệ để chăn nuôi lợn tập trung quy mô công nghiệp nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch bảo đảm tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế tại địa phương. Công tác tiêm phòng, chống dịch trên đàn vật nuôi được huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Về lâm nghiệp, các loại giống mới có năng suất cao từng bước được khảo nghiệm, đưa vào trồng rừng; chuyển dần từ trồng rừng quảng canh sang trồng thâm canh; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn được huyện chú trọng triển khai thực hiện, nên năng suất rừng trồng đã tăng lên qua hàng năm. Hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến (ván ghép, các sản phẩm chế biến từ tre, luồng...); xây dựng phương án và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC đối với sản phẩm lợi thế là cây rừng gỗ.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Thạch Thành chú trọng cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại nông sản; tham gia các hội chợ do tỉnh, huyện, các địa phương và các tổ chức trong và ngoài tỉnh; tham gia hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác... gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời quảng bá, giới thiệu đến đông đảo khách hàng các sản phẩm nông sản thế mạnh của huyện. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đồng chí Phạm Đình Minh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng; chuyển đổi linh hoạt diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, như: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, ngô thâm canh, rau an toàn, mía thâm canh, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây làm thức ăn chăn nuôi... Duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi hữu cơ, sinh thái và bảo vệ môi trường; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; tăng cường quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư đầu vào. Tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, như: bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, dê, ong mật... Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và phát triển mô hình nông, lâm kết hợp. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ. Đẩy mạnh phát triển, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế của từng xã, thị trấn. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao nhanh và đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới, tiên tiến để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện. Tăng tỷ lệ giống tiến bộ, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình sản xuất. Ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu với doanh nghiệp, thực hiện chính sách đặt hàng cho các nhiệm vụ khoa học. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản an toàn có xác nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tập trung phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp, HTX, hộ dân, nhằm tạo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]