(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững, Đảng bộ huyện Cẩm Thủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Nhằm nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững, Đảng bộ huyện Cẩm Thủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển.

Huyện Cẩm Thủy thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Nông dân thị trấn Phong Sơn chăm sóc rau màu.

Một trong những giải pháp được Đảng bộ huyện Cẩm Thủy đề ra để đưa kinh tế huyện nhà phát triển đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, huyện trên lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp. Cùng với đó, huyện cũng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2021-2025; triển khai, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để phát triển sản xuất, nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác...

Từ công tác tuyên truyền và sự chỉ đạo quyết liệt, các giải pháp cụ thể, sát thực tiễn đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tư duy, cách làm trong từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện. Minh chứng cho những kết quả trên được thể hiện ở những mô hình kinh tế đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Chuyển đổi linh hoạt gần 1.300 ha đất lúa kém năng suất sang trồng mía; chuyển đổi 1.500 ha đất bãi ven sông, đất bãi màu sang trồng ngô và một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu ở các xã Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Giang, thị trấn Phong Sơn, Cẩm Phú, với một số sản phẩm, như bí xanh, bí đỏ, ớt; mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá ở xã Cẩm Vân; mô hình chuyển đổi đất kém năng suất sang trồng cây gai xanh...

Huyện Cẩm Thủy cũng triển khai nhiều mô hình nông nghiệp liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình cơ giới hóa nông nghiệp tại các xã Cẩm Liên, Cẩm Bình, Cẩm Thạch; mô hình liên kết trồng cây sả Java trên diện tích 10 ha tại xã Cẩm Tâm; mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả tại các xã Cẩm Phú, Cẩm Tân, Cẩm Ngọc; mô hình nuôi gà công nghiệp bán chăn thả tại các xã Cẩm Thành, Cẩm Tú... Những mô hình trên gắn với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm trên địa bàn huyện Cẩm Thủy bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần tăng giá trị sản phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng. Đây cũng là tiền đề để thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện.

Cùng với những giải pháp trên, huyện Cẩm Thủy đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng diện tích trồng cây gai xanh và coi đây là cây trồng chủ lực gắn với quá trình phát triển nông thôn mới. Mặc dù cây gai xanh mới du nhập vào huyện từ năm 2017, nhưng đã mang lại những tín hiệu tích cực cho bà con nông dân. Qua đánh giá của ngành chức năng, cây gai xanh đã mang lại những hiệu quả kinh tế rất thiết thực đối với người nông dân. Bình quân 1 năm thu hoạch từ 4 - 6 lứa, năng suất đạt khoảng 25 tấn/ha cây tươi, tương đương 0,75 tấn sợi khô, với giá thu mua ổn định khoảng từ 40 - 50 nghìn đồng/kg. Theo tính toán, trừ chi phí, bình quân mỗi ha người nông dân có thể thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/ha/năm.

Trong thời gian tới, để đạt mục tiêu phát triển, duy trì ổn định trên 300 ha cây gai xanh theo kế hoạch, huyện Cẩm Thủy sẽ tiếp tục chỉ đạo, thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao; tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị đã có hiệu quả vượt kế hoạch, sản lượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây gai xanh; rà soát, nhân rộng những mô hình trồng cây gai xanh có hiệu quả; khuyến khích những hộ gia đình có đủ điều kiện để thành lập HTX, doanh nghiệp sản xuất cây gai xanh; ưu tiên phát triển những diện tích có đủ điều kiện đầu tư thâm canh, người dân có trình độ sản xuất, có khả năng đầu tư, coi đây là mô hình trọng điểm tạo tiền đề cho sự phát triển trong thời gian tới...

Với những giải pháp đúng đắn, mục tiêu, giải pháp cụ thể, phù hợp được đề ra, tin tưởng rằng, đời sống vật chất của người dân huyện Cẩm Thủy ngày càng được nâng lên.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]