(Baothanhhoa.vn) - Với vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể, hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp không nhỏ vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tuy nhiên, dù đã có bước chuyển mình trong thực hiện chuyển đổi các HTX theo Luật HTX năm 2012, nhưng đến nay vẫn khó tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HTX khó tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh

Với vai trò nòng cốt của kinh tế tập thể, hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp không nhỏ vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tuy nhiên, dù đã có bước chuyển mình trong thực hiện chuyển đổi các HTX theo Luật HTX năm 2012, nhưng đến nay vẫn khó tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.

HTX khó tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh

Mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao tại HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh).

HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa), hiện nay có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nhưng chưa thể tiếp cận được do gặp vướng mắc chính ở tài sản thế chấp. Ông Nguyễn Văn Vinh, chủ tịch HĐQT HTX, cho biết: HTX muốn vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhưng vì diện tích đất HTX đang sản xuất là đất thuê của xã nên không có giá trị pháp lý để thế chấp và tài sản trên đất ngân hàng cũng không định giá. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguyên nhân chính mà HTX bị ngân hàng từ chối cho vay.

Toàn tỉnh hiện có hơn 900 HTX với khoảng 50 nghìn người hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, điện, kinh doanh tổng hợp... Đa số HTX đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động ưu tiên nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và HTX nói riêng. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tín dụng ở nông thôn, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các HTX đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, hiện chỉ có 4 HTX có dư nợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và dư nợ chỉ đạt gần 8,7 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu khiến HTX khó tiếp cận vốn là do nội lực của các HTX còn yếu; năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo HTX còn hạn chế, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phong phú, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh không cao, điều kiện tiếp cận vốn chưa bảo đảm theo yêu cầu. Các HTX, nhất là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn tự có thấp, hoạt động quy mô nhỏ, xây dựng phương án kinh doanh chưa khả thi, phương án trả nợ không thuyết phục; một số HTX có năng lực sản xuất, kinh doanh nhưng không có tài sản bảo đảm nên không được xem xét vay vốn, trong khi đây lại là những yêu cầu bắt buộc để phía ngân hàng xem xét, giải ngân vốn. Bên cạnh đó, còn một số điểm hạn chế khác khiến HTX gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay, đó là khâu hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính, thuế của các HTX còn yếu trong quá trình thực hiện hoặc thiếu sự minh bạch, chưa phản ánh đầy đủ tình hình sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn trong quá trình thẩm định. Năng lực hoạt động của các HTX không đồng đều, trình độ lao động còn thấp, một số nơi thành viên tham gia mang tính hình thức và chưa phát huy tinh thần trách nhiệm của thành viên trong đóng góp vốn hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát.

Ông Nguyễn Thanh An, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Nguồn vốn trên địa bàn dồi dào, các chính sách, thủ tục vay vốn nhanh gọn và thuận lợi cho các HTX. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn và thụ hưởng các chính sách, bản thân các HTX phải thay đổi chính mình; phải tự cơ cấu lại hoạt động, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, kinh doanh; lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả... Cùng với đó, NHNN Thanh Hóa sẽ tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn nói chung và HTX nói riêng. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, như: Cho vay nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp sạch; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay lúa gạo, thủy sản... Nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]