Với đặc điểm thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, dễ nuôi, dễ tiêu thụ, kỹ thuật không quá khó, mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hoàng Anh Trung, xã Yên Phong (Yên Định).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả nuôi lươn trong bể xi măng

Với đặc điểm thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, dễ nuôi, dễ tiêu thụ, kỹ thuật không quá khó, mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hoàng Anh Trung, xã Yên Phong (Yên Định).

Hiệu quả nuôi lươn trong bể xi măngMô hình nuôi lươn trong bể xi măng của gia đình anh Hoàng Anh Trung, xã Yên Phong (Yên Định) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm 2021, được sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, anh Trung đã tìm hiểu, nghiên cứu đặc tính của loài lươn, kỹ thuật nuôi qua sách, báo, mạng internet và đầu tư xây 10 bể xi măng, có mái tôn che nắng, mưa, với diện tích mỗi bể 6m2 được lót gạch men trơn, có ống thoát nước, bơm nước. Khi lựa chọn con giống, anh Trung đã tìm hiểu địa chỉ uy tín, lựa chọn con giống đồng cỡ, không bị dị hình, trầy xước. Trước khi thả lươn, anh tiến hành sát trùng bằng dung dịch nước muối có nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút hoặc thuốc tím để loại trừ ký sinh và sát trùng vết thương cho con nuôi trong quá trình vận chuyển, sau đó khử trùng bể nuôi 2 tuần mới thả lươn giống. Theo anh Trung, nuôi lươn không khó, tuy nhiên phải bỏ công chăm sóc, thường xuyên theo dõi lươn phát triển để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Mỗi ngày thay nước trong bể nuôi ít nhất 2 lần để làm sạch môi trường nước, phòng tránh bệnh và để lươn không ăn phải thức ăn cũ còn sót lại.

Chia sẻ về quá trình phát triển mô hình, anh Trung cho biết: Để nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả, ngoài con giống chất lượng thì chế độ ăn, chăm sóc rất quan trọng. Mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần với các loại cá tạp, giun, ốc, hến, trùn quế và cám công nghiệp đã được hấp chín; lượng thức ăn cũng được điều chỉnh theo thời gian nuôi, kích thước của lươn để tránh thức ăn tồn đọng lại bể, gây ô nhiễm nguồn nước, sau khi ăn 1 - 2 giờ thì thay nước để khỏi bị ô nhiễm. Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, anh còn thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa cho con nuôi thông qua phối trộn cùng thức ăn. Khi lươn được khoảng 2 đến 3 tháng tuổi, có sự chênh lệch về độ lớn thì tiến hành phân lươn theo cùng kích cỡ nuôi riêng để tránh hao hụt, dễ chăm sóc. Lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn, thường sống chui rúc trong bùn, ruộng, mương... nên khi nuôi trong bể xi măng phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây nilon đen. Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc tốt nên không bị hao hụt, tỷ lệ sống đạt tới 97%. So với phương thức nuôi truyền thống trong ao bùn thì mô hình nuôi này lươn có tốc độ tăng trọng nhanh, dễ quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển bệnh của lươn. Bên cạnh đó, nuôi lươn không bùn trong bể xi măng có thể nuôi với mật độ dày hơn so với nuôi lươn truyền thống, chi phí thức ăn thấp. Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình đã thành công trước đó, hiện nay, sản phẩm đã được các thương lái đặt hàng dài hạn nên doanh thu của gia đình anh luôn ổn định, đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh nuôi lươn thương phẩm, hiện nay, anh Trung còn cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ dân đang xây dựng mô hình và đầu tư xây dựng thêm bể nuôi để tăng số lượng lươn nuôi.

Bà Trần Thị Quân, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, cho biết: Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi lươn trong bể xi măng đã góp phần thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Yên Định, thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]