(Baothanhhoa.vn) - Để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là lao động nữ ở khu vực nông thôn, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều cơ sở may gia công. Sự ra đời của những mô hình này không chỉ góp phần nhân cấy nghề mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn mà còn thu hút khá nhiều lao động nữ xa quê trở về làm việc.

Hiệu quả nghề may gia công ở khu vực nông thôn

Để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là lao động nữ ở khu vực nông thôn, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều cơ sở may gia công. Sự ra đời của những mô hình này không chỉ góp phần nhân cấy nghề mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn mà còn thu hút khá nhiều lao động nữ xa quê trở về làm việc.

Hiệu quả nghề may gia công ở khu vực nông thônXưởng may gia công túi bao bì của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ My Home tạo việc làm cho hơn 50 lao động.

Là một trong những người tiên phong phát triển mô hình may gia công tại huyện Triệu Sơn, chị Vũ Thị Hằng, phố Bà Triệu, thị trấn Triệu Sơn, đã hơn 5 năm giữ vai trò người tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn. Vốn là người xuất thân từ nghề may mặc, chị Hằng mong muốn xây dựng kinh tế gia đình và hỗ trợ lao động địa phương phát triển kinh tế ổn định từ nghề. Do đó, sau khi tìm hiểu thị trường, từ năm 2016, chị Hằng đã huy động gần 100 triệu đồng để đầu tư máy móc, trang thiết bị để nhận sản phẩm may mặc của một số công ty may trên địa bàn về may gia công. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của chị Hằng nhận gia công từ 1.000 - 2.000 sản phẩm may mặc. Thời gian cao điểm, cơ sở sản xuất gần 4.000 sản phẩm/tháng. Chị Hằng cho biết: “Để hoàn thành một sản phẩm may mặc cần phải qua nhiều công đoạn, như: cắt vải, se lai, vắt sổ, may... nên cần nhiều lao động. Người lao động không biết may chỉ cần học khoảng 1 tháng là đã có thể may được. Tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người thợ cũng phải khéo tay và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm chất lượng và thẩm mỹ. Nếu cố gắng, trung bình, mỗi người có thu nhập 4 - 6 triệu đồng/tháng”. Sau hơn 3 năm phát triển, cơ sở sản xuất của chị Hằng đã có nhiều đơn hàng, quy mô sản xuất cũng tăng hơn 2,5 lần so với thời gian đầu. Do đó, năm 2020, chị Hằng đã thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ My Home hoạt động ở lĩnh vực sản xuất gia công các mặt hàng may mặc nội địa và xuất khẩu. Hiện tại, công ty của chị Hằng tạo việc làm cho 36 lao động, với thu nhập bình quân từ 4,5 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng. Doanh thu bình quân của công ty đạt từ 120 triệu đồng/tháng trở lên. Chị Trần Thị Chung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Triệu Sơn, cho biết: Mô hình may gia công là cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nữ. Hiện tại, có hơn 50 lao động nữ của địa phương được giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định tại các cơ sở may gia công. Do đó, ngoài nguồn vốn vay giải quyết việc làm, trong thời gian tới, nếu có kênh vay vốn phù hợp, chúng tôi sẽ tạo cơ hội để các cơ sở may tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nhằm hỗ trợ, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại địa phương”.

Tại huyện Thọ Xuân, hiện có 5 xưởng may gia công các sản phẩm may mặc và hàng chục tổ hợp may tạo việc làm cho 350 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 6 triệu/người/tháng. Trong đó, những xưởng may, tổ hợp may gia công không chỉ giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn mà còn thu hút nhiều lao động làm ăn xa quê trở về làm việc. Như trường hợp của chị Lê Thị Luyến, thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân), từng là công nhân tại TP Hồ Chí Minh, cuộc sống xa nhà rất bấp bênh, thời gian làm việc lại nghiêm ngặt nên chị quyết định trở về quê xin việc làm ở xưởng may gia công tại địa phương. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, thu nhập của chị luôn đạt hơn 5 triệu đồng/tháng.

Theo khảo sát thực tế của phóng viên, các mô hình may gia công đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Một số huyện có số lượng các tổ hợp, mô hình may gia công hiệu quả, như: Triệu Sơn có 3 xưởng may gia công; Nông Cống có 5 xưởng may gia công, tạo việc làm cho 460 lao động; Hoằng Hóa có hàng chục xưởng may gia công tại các xã Hoằng Sơn, Hoằng Thắng, thị trấn Bút Sơn... Các mô hình này chủ yếu nhận gia công những mặt hàng may mặc, như: quần áo, túi xách... của các doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, sự ra đời của những xưởng, cơ sở may gia công thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động nữ khu vực nông thôn, tạo điều kiện để người dân vươn lên thoát nghèo ngay tại quê hương. Do đó, tại nhiều địa phương, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ đã đứng ra hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở may gia công tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể tổ chức đào tạo nghề may nhằm tạo nguồn lao động ổn định, có tay nghề cho các cơ sở, xưởng may trên địa bàn.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]