(Baothanhhoa.vn) - Để tạo động lực giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh ta đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi

Để tạo động lực giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh ta đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôiTrang trại chăn nuôi gia cầm ở xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy).

Ngày 31-12-2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 5643/QĐ-UBND về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, có nội dung hỗ trợ xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, gồm: Đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước đến chân tường rào cho khu trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn. Mức hỗ trợ không quá 3 tỷ đồng/khu đối với đồng bằng và 3,5 tỷ đồng/khu đối với khu vực miền núi. Đến nay, đã có 32 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung được hình thành với tổng kinh phí thực hiện khoảng hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, theo Quyết định số 5643/QĐ-UBND tỉnh về hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đến nay đã thực hiện giải ngân được hơn 11 tỷ đồng, đạt 63,7% so với tổng kinh phí dự toán. Chính sách đã góp phần phát triển đàn giống vật nuôi, nâng quy mô đàn lợn nái ngoại hướng nạc cấp ông bà lên 1.800 con, cung cấp khoảng 10.000 con lợn cái hậu bị bố mẹ; đàn gia cầm với 6.500 con bảo đảm chất lượng, chống chịu tốt với dịch bệnh...

Để khuyến khích người dân trên địa bàn phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, gắn với bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, thời gian qua, huyện Cẩm Thủy đã hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình khí sinh học, đệm lót sinh học tại các xã như Cẩm Châu, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc,... với mức hỗ trợ đối đa 5 triệu đồng/trang trại. Đến nay, huyện đã thực hiện giải ngân hơn 228 triệu đồng. Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Việc xây dựng hệ thống biogas đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do chất thải được tập trung và nạp vào bể biogas. Thông qua quá trình phân hủy yếm khí trong hầm biogas, hầu hết các chất hữu cơ từ phân chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng chứa nitơ là khoáng chất, dễ hấp thụ đối với cây trồng. Do chứa lượng nitơ sẵn có nhiều nên phân bùn sau phân hủy biogas có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Tạo khí gas được sử dụng làm chất đốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân... Được biết, huyện Cẩm Thủy có 37 trang trại đạt chuẩn theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi, huyện đã rà soát quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi tập trung, bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Phong trào phát triển kinh tế trang trại tập trung, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được thực hiện hiệu quả, đồng bộ ở các huyện, như Yên Định, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Như Xuân... Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi khi áp dụng vào thực tế đã mang lại hiệu quả và sự thay đổi lớn cho lĩnh vực nông nghiệp. Tuy trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn nhưng có thể nói khi được áp dụng vào thực tế, các cơ chế, chính sách như một “luồng gió mới” giúp người dân thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi, hình thành tư duy chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo mô hình trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, qua nhiều năm cho thấy đàn giống vật nuôi của tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Các chỉ số về kinh tế, kỹ thuật của lợn giống hậu bị bố mẹ ngày càng được nâng cao rõ rệt. Số lứa đẻ/nái/năm tăng từ tối thiểu 2 lứa/năm lên 2,2 lứa/năm... Công tác quản lý hồ sơ, giám định giống,... được các cơ sở làm thường xuyên, đúng quy trình kỹ thuật. Hạ tầng, trang thiết bị vật tư chăn nuôi, chuồng trại ngày càng được các chủ cơ sở giống quan tâm đầu tư, như: Lắp đặt camera, điều hòa nhiệt độ, công trình xử lý chất thải, khử trùng,..

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]