(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 15 năm chúng ta nhìn cây sắn như một loại cây trồng phụ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự túc, tự cấp, phát triển manh mún, tự phát, có địa phương trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội không đề cập đến hoặc có đề cập đến cũng chỉ là phản ánh số liệu thống kê về cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, cây nào cũng có chính sách riêng, còn riêng cây sắn đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào.

Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa

Cách đây 15 năm chúng ta nhìn cây sắn như một loại cây trồng phụ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự túc, tự cấp, phát triển manh mún, tự phát, có địa phương trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội không đề cập đến hoặc có đề cập đến cũng chỉ là phản ánh số liệu thống kê về cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, cây nào cũng có chính sách riêng, còn riêng cây sắn đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào.

Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa

Lãnh đạo Nhà máy chế biến sắn Phục Thịnh (Ngọc Lặc) kiểm tra chất lượng sắn củ.

Cây sắn đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển ổn định cho đến năm 2030 là 450.000 ha. Thực tế thì đến nay cây sắn đã đạt đến quy mô 530.000 ha và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa vào 13 cây trồng chủ lực quốc gia theo Thông báo số 37/2018 và đã được Bộ Công thương đưa vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa

Sắn nguyên liệu được đưa vào Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh chế biến.

Tỉnh Thanh Hóa với cấu trúc địa hình trung du miền núi, với tiểu vùng khí hậu phù hợp cho việc phát triển cây sắn. Đến nay toàn tỉnh đã có 12.000 ha sắn, với năng suất từ 18 đến 20 tấn/ha, chủ yếu là các loại giống KM 94 và KM 140.

Hiện trên địa bàn tỉnh, có 5 nhà máy chế biến tính bột sắn với quy mô 600 tấn sản phẩm/ngày. Nhu cầu nguyên liệu để sản xuất cần tới 250.000 - 300.000 tấn củ săn tươi. Tuy nhiên diện tích và năng suất trên mới đảm bảo được 60% công suất nhà máy, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua ở các tỉnh khác, kể cả bên Lào để đảm bảo sản xuất. Hằng năm, sản lượng tinh bột sắn của các nhà máy đạt 70.000 tấn, 100% hàng hóa đều xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt 30 - 35 triệu USD tương đương với gần 1.000 tỷ VNĐ doanh số bán hàng, tạo việc làm làm cho hàng ngàn lao động và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa

Sản phẩm tinh bột sắn được vận chuyển đi xuất khẩu.

Với đặc điểm khí hậu và địa hình của Thanh Hóa, cùng với sự nhận thức và tầm nhìn của địa phương, cây sắn của Thanh Hóa có nhiều dư địa và không gian để phát triển hợp lý cả về bề rộng và chiều sâu. Phát triển cây sắn hợp lý cân đối tạo ra vùng nguyên liệu bền vững có năng suất, chất lượng cao góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân các dân tộc trong vùng dự án. Các nhà máy gắn liền với vùng nguyên liệu đã tạo động lực để thực hiện hiệu quả chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Để cây sắn phát triển bền vững, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cần có các giải pháp sau: Nên có kế hoạch ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn về cây sắn và xác định cây sắn là cây chủ lực quốc gia, đúng với tinh thần Thông tư số 37, ngày 25-12-2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Có chính sách và chương trình cụ thể về giống, bảo vệ thực vật và những biện pháp phòng chống dịch, bao vây dịch bệnh đối với cây sắn.

Đối với giống sắn, hiện nay chúng ta sử dụng quá lâu giống KM 94 và KM 140. Vì vậy, các loại sắn này dễ bị bệnh khảm lá. Theo thống kê, niên vụ sắn 2021-2022, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 4.000 ha sắn bị bệnh khảm lá, mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã hết sức cố gắng, tuy nhiên tình hình bệnh vẫn đang phát triển rất xấu, nên chăng các cơ quan Nhà nước cùng phối hợp với các doanh nghiệp có chương trình phối hợp cụ thể để xử lý dứt điểm nguồn lây lan. Bên cạnh đó, phải xúc tiến những bộ giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh cao, từng bước chuyển giao thay thế dần giống cũ. Hiện Bộ NN&PTNN đang cùng với Viện Di truyền Nông nghiệp đã công bố 2 bộ giống sắn mới HN3 và HN5. Đây là 2 bộ giống đã được khảo nghiệm và đã có kết luận về hiệu quả và khả năng kháng bệnh.

Tăng cường pháp lệnh bảo vệ thực vật trong quản lý giống, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, các cá nhân tự phát nhập giống không rõ nguôn gốc chưa được phép chuyển giao của Bộ NN&PTNN vào địa phương, không nên cho xây dựng thêm các nhà máy mới. Hiện tại nguồn nguyên liệu đảm bảo cho các nhà máy đang mất cân đối nghiêm trọng và cũng phù hợp với chính sách bảo hộ các nhà máy đã đầu tư trước đó, đúng với định hướng của Bộ NN&PTNN tại Kết luận số 376, ngày 21-1-2019 về tái cơ cấu ngành sắn theo hướng phát triển bền vững.

Các địa phương có nhà máy chế biến sắn cần yêu cầu các nhà máy có chính sách đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu để nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai mà không cần mở rộng diện tích và bao tiêu sản phẩm sau đầu tư cho bà con nông dân, coi đây như điều kiện cần và đủ chấp thuận cho nhà máy hoạt động sản xuất. Bởi một dự án kinh tế phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản đó là hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, hiệu quả xã hội cho dân cư trong vùng dự án, thân thiệm với môi trường. Nếu các nhà máy chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế đơn thuần mà không tính đến hiệu quả xã hội, chỉ ngồi trông chờ bà con trồng sắn như vậy là đã chuyển rủi do cho bà con nông dân và chỉ chăm lo lợi ích cục bộ cho nhà máy dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà máy có đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy không đầu tư vùng nguyên liệu.

Về chính sách đầu tư, tỉnh Thanh Hóa cũng nên dành tỷ trọng đầu tư hợp lý đối với các dự án đầu tư chế biến sau thu hoạch, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, vì các dự án này đều bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, chủ yếu đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên hệ số rủi ro rất lớn. Trong khi đó những dự án được đầu tư ở khu công nghiệp lại có chính sách đầu tư rất ưu ái.

Sản phẩm các nhà máy sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu, tuy nhiên chi phí bán hàng rất lớn làm mất khả năng quốc gia về giá cả, hiện tại các nhà máy xuất hàng hóa đều trở ra cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, tỉnh ta có Cảng Nghi Sơn nhưng dịch vụ lại quá cao. Để để khắc phục sự bất cập này, cần thiết tỉnh phải hình thành các trung tâm Logistic nhằm giảm thiểu chi phí bàn hàng không những cho sản phẩm ngành sắn mà cho những sản phẩm nông sản khác.

ThS Nghiêm Minh Tiến

(Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội sắn Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, Thanh Hóa)


ThS Nghiêm Minh Tiến

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]