(Baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xây dựng dựa trên những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chương trình mỗi xã một sản phẩm – cơ hội bứt phá cho các sản phẩm truyền thống

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xây dựng dựa trên những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm – cơ hội bứt phá cho các sản phẩm truyền thống

Sản phẩm nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) được lựa chọn hỗ trợ, phát triển trở thành sản phẩm OCOP.

Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Do đó, chương trình OCOP mở ra nhiều cơ hội cho người dân tỉnh ta phát triển những sản phẩm truyền thống lợi thế, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Sau khi nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Do Xuyên - Ba Làng” được cấp cho Hiệp hội Chế biến nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia), giá trị của sản phẩm được nâng lên và trở thành một trong những sản phẩm lợi thế của huyện. Do đó, khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, tại Quyết định số 5363/QĐ-UBND, UBND huyện Tĩnh Gia đã lựa chọn sản phẩm nước mắm Do Xuyên - Ba Làng để xây dựng, hỗ trợ và phát triển thành sản phẩm OCOP của địa phương. Ông Nguyễn Văn Huy, Trưởng Hiệp hội nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, cho biết: Với truyền thống sản xuất lâu đời và chứng nhận chất lượng đã được cơ quan chuyên môn cấp, nhãn hiệu nước mắm Do Xuyên - Ba Làng đã có mặt tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

HTX dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long (Nông Cống) có 57 hộ dân với 220 lao động làm nghề. Các công đoạn từ ép bột, ra sợi đến sấy khô đều thực hiện ngay trong các xưởng sản xuất. Mỗi năm, HTX cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có nhãn hiệu, nên người tiêu dùng chưa nhận diện chính xác sản phẩm miến gạo Thăng Long. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm miến gạo Thăng Long để hỗ trợ, phát triển thành sản phẩm OCOP, UBND huyện Nông Cống đã phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai dự án tạo lập, xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” cho sản phẩm miến gạo Thăng Long. Ông Đồng Minh Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, cho biết: Sản phẩm miến gạo Thăng Long có tiếng từ lâu song vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường. Nên khi triển khai xây dựng và phát triển chương trình OCOP, huyện, xã đã có những trợ lực tích cực để người sản xuất vững tâm phát triển nghề. Dự kiến, sau khi đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể, miến gạo Thăng Long sẽ có bước phát triển mới, sản lượng tiêu thụ, thu nhập của người sản xuất sẽ cao hơn.

Tỉnh ta có 155 làng nghề với 25 nghề truyền thống; trong đó, có 23 nghề truyền thống, 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Ngoài 3 hiệp hội ngành hàng được thành lập, hiện có 4 huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của địa phương, 10 làng nghề đã được công nhận thương hiệu, nhãn mác; 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ... Những thống kê trên cho thấy, tỉnh ta có lợi thế và tiền đề để phát triển những sản phẩm của chương trình OCOP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng sản phẩm truyền thống đa dạng, phong phú song các sản phẩm này còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Chất lượng đa phần các sản phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu; mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chưa tạo được sức hút với khách hàng. Ngoài số ít sản phẩm có thương hiệu thì sức cạnh tranh các sản phẩm làng nghề trong tỉnh vẫn còn yếu, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu vẫn bó hẹp phạm vi trong tỉnh, trong nước, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: Tỉnh ta phấn đấu trong năm 2019 xây dựng 30% sản phẩm lợi thế của địa phương trở thành sản phẩm OCOP, do đó, tỉnh đã đề ra mục tiêu lộ trình phát triển, hỗ trợ cụ thể dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng nhóm sản phẩm. Trong đó, đối với sản phẩm nghề truyền thống cần tạo ra những chuỗi sản phẩm, không ngừng sáng tạo trong khâu sản xuất để có những sản phẩm mới từ chất liệu, nguyên liệu cũ. Khi đã có sản phẩm thì công tác tuyên truyền, quảng bá cần được cả người sản xuất lẫn chính quyền địa phương đẩy mạnh. Đồng thời, để phát triển trở thành sản phẩm OCOP cần quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng, hướng đến thị trường nhiều vùng miền trong nước, thậm chí hướng tới xuất khẩu. Hàng hóa làm ra phải có xuất xứ rõ ràng, thậm chí phải gắn cho nó những giá trị văn hóa, ý nghĩa nhân văn để thu hút khách hàng.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]