Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cho ý kiến dự thảo đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020

(THO) - Chiều 30-11, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì hội nghị cho ý kiến dự thảo Đề án: “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ. Những năm qua, nền nông nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến về chất và lượng. Toàn tỉnh đã có 155 làng nghề, 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực và một số sản phẩm lợi thế của các địa phương, tập trung vào các nhóm mặt hàng: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ - nông thôn- bán hàng. Tuy đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại, song chất lượng nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu, mẫu mã hạn chế; sức cạnh tranh yếu; thị trường tiêu thụ nội địa vẫn là chính, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hoá Quyết định số 490 ngày 7-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, là cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công, bền vững Chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Chương trình OCOP đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ tiêu chuẩn hoá khoảng 30% số sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương trên địa bàn tỉnh; có ít nhất 1 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm phát triển từ sản phẩm chủ lực của tỉnh được xếp hạng sản phẩm cấp Quốc gia, 10 sản phẩm được được xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm cấp huyện; thực hiện 1 đến 2 mô hình làng văn hoá du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, sẽ có 5 sản phẩm cấp Quốc gia, 30 sản phẩm được xếp hạng cấp tỉnh, 150 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm cấp huyện; có 5 mô hình làng văn hoá du lịch cộng đồng. Ngoài ra, mỗi huyện, thị xã, thành phố trong giai đoạn 2018 - 2020 phát triển thêm ít nhất từ 1- 3 sản phẩm mới/đơn vị. Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2018 - 2020 dự kiến hơn 119 tỷ đồng.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất với các ý kiến đưa ra trong bản dự thảo. Một số đại biểu cho rằng: Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phần lớn chưa có nhãn hiệu, công nhận chất lượng, chưa có tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hệ thống xúc tiến thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm chưa bài bản; chủ các cơ sở sản xuất thiếu kiến thức, kỹ năng thị trường và chưa mạnh dạn đầu tư; chưa có nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; sản xuất vẫn chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, manh mún; việc áp dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế; chưa có sản phẩm bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trên cơ sở báo cáo đề án, ý kiến của các đại biểu, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền, khẳng định: Việc xây dựng đề án Chương trình OCOP là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn. Trong quá trình thực hiện đề án, các địa phương có thể linh hoạt thực hiện theo hướng xây dựng sản phẩm cho 1 xã, nhiều xã hoặc một vùng. Do vậy, đề án phải bám sát vào chủ trương của Trung ương, đề án Tái cơ cấu kinh tế của tỉnh; trong đó, có tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để xác định sản phẩm chủ lực phù hợp. Việc thực hiện Chương trình OCOP không có chính sách riêng, do đó Ban chỉ đạo chương trình cần thực hiện lồng ghép các chính sách đã ban hành trong đề án Tái cơ cấu kinh tế của tỉnh để thực hiện phù hợp, đạt hiệu quả cao. Về công tác chỉ đạo và điều hành, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nêu rõ: cơ quan chỉ đạo là Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia, cơ quan giúp việc là Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể cho ban chỉ đạo, cơ quan giúp việc và các cơ quan tham mưu. Đồng chí giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội nghị để hoàn thiện đề án theo hướng rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]