(Baothanhhoa.vn) - Trong lộ trình “vươn mình” trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và luôn xác định những đóng góp của khu vực doanh nghiệp (DN) là động lực quyết định tăng trưởng. Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế hiện nay, ngoài việc áp dụng, triển khai các cơ chế, chính sách do Chính phủ ban hành, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với định hướng phát triển và khả năng tiếp cận của DN.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Trong lộ trình “vươn mình” trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và luôn xác định những đóng góp của khu vực doanh nghiệp (DN) là động lực quyết định tăng trưởng. Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế hiện nay, ngoài việc áp dụng, triển khai các cơ chế, chính sách do Chính phủ ban hành, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với định hướng phát triển và khả năng tiếp cận của DN.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Công ty TNHH Hạt giống Hana (đóng trên địa bàn huyện Quảng Xương) được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất giống theo quy định tại Nghị quyết số 115/2015-NQ-HĐND, ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh Thanh Hóa.

Trợ lực từ chính sách

Xác định vai trò của khu vực DN đối với các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những nỗ lực mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, các chính sách hỗ trợ DN cũng được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng.

Theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phát triển DN, từ năm 2015 đến nay, tuy các chính sách hỗ trợ DN đặc thù của tỉnh chưa nhiều, nhưng các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, trong đó có đối tượng thụ hưởng là DN, đã được triển khai khá đồng bộ trên các lĩnh vực. Điển hình như: Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND, ngày 8-12-2016 của HĐND tỉnh; Chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2021 theo Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND, ngày 8-12-2016 của HĐND tỉnh; Chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định tại Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND, ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Chính sách tín dụng, vốn cấp bù lãi suất và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện các chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành theo Nghị quyết số 193/2019/NQ-HĐND, ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh; Chính sách khuyết khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND, ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa…

Điển hình như thực hiện chính sách khuyết khích phát triển khoa học và công nghệ và đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, từ năm 2017 đến nay tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 36 lượt DN thực hiện 36 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 64,9 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh cho 28 DN với tổng kinh phí trên 73,9 tỷ đồng; hỗ trợ 31 dự án của DN vay vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ với kinh phí trên 12,2 tỷ đồng.

Việc triển khai chính sách đã giúp các DN nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển DN bền vững.

Bên cạnh lồng ghép vào các chương trình, đề án, các DN còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương như: Chính sách hỗ trợ DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; chính sách hỗ trợ nghiệp vụ thuế, kế toán cho DN mới thành lập; chính sách bảo lãnh vay vốn tại Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ DN mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm...

Điển hình như với Chính sách phát triển nguồn nhân lực, từ nguồn ngân sách tỉnh, trong giai đoạn 2017 - 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội DN tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp - Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức 853 lớp đào tạo khởi sự DN và bồi dưỡng doanh nhân cho 75.048 lượt học viên. Với sự truyền đạt của nhiều chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành công đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị, lãnh đạo, quản lý DN; đồng thời kích thích sáng tạo, khơi dậy và ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sự năng động, sáng tạo của các DN, doanh nhân, cùng với việc triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ DN, đã tạo lập sự phát triển đột phá của khu vực kinh tế DN. Từ năm 2017 đến nay, số DN đăng ký thành lập mới của tỉnh luôn đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 7 cả nước. Riêng năm 2021, số DN thành lập mới của tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên đứng thứ 4 cả nước.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Thanh Hóa hiện có khoảng 25.000 DN đăng ký kinh doanh, với số vốn đăng ký hơn 164.000 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khu vực DN đạt trên 226,8 nghìn tỷ đồng/năm, gấp 2,1 lần giai đoạn 2011 - 2015. Lợi nhuận trước thuế tăng 1,6 lần. Khu vực DN hiện chiếm gần 70% tổng thu ngân sách Nhà nước và đóng góp khoảng 60% GRDP của tỉnh. Sản phẩm của DN trong tỉnh đủ sức vươn xa trên nhiều thị trường quốc tế, với tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2021 đạt gần 5,5 tỷ USD, vượt hàng tỷ USD so với kế hoạch đề ra.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Doanh nghiệp cần các chính sách hỗ trợ thiết thực, khả khi

Phải thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận và phát huy hiệu quả. Một số chính sách hỗ trợ DN khi đi vào thực thi vẫn khiến đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận. Một số chính sách thiếu nguồn lực thực hiện, hoặc việc triển khai chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Điển hình như theo quy định điều kiện hỗ trợ tại Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp cần phải đáp ứng việc kêu gọi đạt tỷ lệ lấp đầy 30% diện tích CCN. Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh chỉ có 1 DN là Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp Đại Dương Xanh - chủ đầu tư CCN Thái Thắng (Hoằng Hóa) được thụ hưởng chính sách này.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Hạ tầng CCN Thái Thắng (Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành, chủ đầu tư đang thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh.

Hay như trong lĩnh vực nông nghiệp, tại chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các DN để xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản, các cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở sản xuất tôm giống… Tuy nhiên trong toàn bộ giai đoạn chính sách có hiệu lực, toàn tỉnh chỉ có 5 dự án được thụ hưởng chính sách, với số tiền hơn 16 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 38,16% vốn kế hoạch được giao.

Nguyên nhân chính sách kém hiệu quả do các DN tham gia chính sách chưa nhiều. Một số địa phương đăng ký kế hoạch chưa sát nhu cầu thực tế. Một số dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được do vướng mắc trong công tác kiểm kê, bồi thường giải phóng mặt bằng. Chính sách này đã được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết dừng thực hiện từ năm 2019 do không hiệu quả.

Tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng DN trong giai đoạn phát triển mới, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giai đoạn 2022-2025. Được biết sắp tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục xem xét, cho ý kiến vào 7 cơ chế chính sách hỗ trợ DN, đó là: Chính sách là hỗ trợ kinh phí đào tạo khởi sự kinh doanh; chính sách hỗ trợ kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN; hỗ trợ kinh phí sử dụng chữ ký số; hỗ trợ kết nối, quảng bá sản phẩm DN trên nền tảng số; hỗ trợ chuyển đổi số và công nghệ số; chính sách hỗ trợ DN tham gia chuỗi giá trị và hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho DN xuất khẩu.

Kỳ vọng về những cơ chế, chính sách hỗ trợ DN trong thời gian tới, đại diện Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Trong thời kỳ phát triển hậu COVID-19, với nhiều mục tiêu đã được kiến tạo trong lộ trình phát triển của tỉnh, cộng đồng các DN tiếp tục xác định trọng trách trong phát triển kinh tế, xã hội và an sinh. Nỗ lực này có thể được minh chứng khi từ năm 2020 đến nay, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các DN trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, linh hoạt thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Khu vực DN vẫn đóng góp cao cho ngân sách tỉnh với và đóng góp đắc lực cho công tác phòng chống dịch, an sinh xã hội vì cộng đồng. Để “trợ lực” cho các DN phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định việc làm cho người lao động, bên cạnh việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ ban hành, cộng đồng DN tỉnh Thanh Hóa đề xuất tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành những chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, với điều kiện tiếp cận phù hợp dựa trên nguồn lực cân đối của tỉnh, tạo động lực cho DN phát triển.

Với nhiều năm tâm huyết, tư vấn, hỗ trợ đồng hành cùng sự phát triển của DN tỉnh Thanh Hóa, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định: Với đặc thù có tới hơn 90% nhỏ và vừa, trong xây dựng các cơ chế, chính sách, tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng tới bộ chính sách hướng tới hỗ trợ cho đối tượng DN này. Trong đó, sau một thời gian dài chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, để phục hồi sản xuất hiệu quả, các DN nhỏ và vừa rất cần các chính sách hỗ trợ liên quan đến chính sách ưu đãi tiền tệ, tiếp cận mặt bằng sản xuất, đặc biệt là việc phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ tín dụng nhỏ và vừa ở địa phương. Bên cạnh đó, với tỷ lệ DN/vạn dân còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước, tỉnh Thanh Hóa cần có các chính sách hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo. Đồng hành với đó là các chính sách hỗ trợ đào tạo và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ DN.

Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn , Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tại Nghị quyết này nhiều chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ sẽ được thực thi để đưa nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng nhanh.

Để hiện thực hóa chính sách này vào chương trình hỗ trợ DN, chính quyền các địa phương có vai trò rất lớn trong việc chỉ đạo các ban, ngành chức năng triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách này. Đồng thời, tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, tạo cơ hội tiếp cận công bằng cho DN ở các loại hình, quy mô cùng phát triển.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]