(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 10-2022, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thạch Thành được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích hơn 8.600 ha. Trong đó, huyện Thạch Thành có 4.028 ha, huyện Hà Trung 1.788 ha, huyện Bá Thước 1.372 ha, diện tích còn lại thuộc địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Diện tích rừng do ban quản lý trên địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng rừng giáp ranh với các địa ph­ương khác, ngoài thời tiết nắng nóng, khô hanh, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao, một số ngư­ời dân bất chấp luật pháp vào rừng khai thác rừng trái phép,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ, phát triển rừng bền vững tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành

Đến tháng 10-2022, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thạch Thành được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích hơn 8.600 ha. Trong đó, huyện Thạch Thành có 4.028 ha, huyện Hà Trung 1.788 ha, huyện Bá Thước 1.372 ha, diện tích còn lại thuộc địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc. Diện tích rừng do ban quản lý trên địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng rừng giáp ranh với các địa ph­ương khác, ngoài thời tiết nắng nóng, khô hanh, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao, một số ngư­ời dân bất chấp luật pháp vào rừng khai thác rừng trái phép,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ, phát triển rừng bền vững tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành

Mô hình bảo vệ, phát triển rừng kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả của gia đình ông Lê Đức Thắng, thị trấn Vân Du (Thạch Thành).

Chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL,BV&PTR) bền vững, BQL rừng phòng hộ Thạch Thành đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác BV&PTR tận gốc. Ban đã thành lập 9 trạm quản lý BVR chuyên trách đóng trên địa bàn các xã. Cán bộ, công nhân các trạm đã chủ động khắc phục khó khăn, tích cực tuyên truyền chủ trư­ơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nư­ớc về BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng có liên quan trực tiếp đến ngư­ời dân. Tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ cung ứng cây giống cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chăm sóc, bảo vệ, trồng mới rừng, quản lý rừng bền vững. Từ đó, các thôn có rừng đã phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng. Các trạm đã chủ động phối hợp với chính quyền và các đoàn thể của xã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ công tác tuyên truyền đến tăng cư­ờng kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các đối tư­­ợng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Trong tổng diện tích rừng BQL rừng phòng hộ Thạch Thành quản lý có 6.110 ha rừng phòng hộ, gần 520 ha rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất. Để chủ động xây dựng và quản lý bền vững rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ Thạch Thành đã phân công cán bộ về thôn, bản, thu thập, cập nhật số liệu, bản đồ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giúp cho công tác chỉ đạo quản lý, xây dựng rừng phòng hộ, quản lý dự án trên toàn vùng có hiệu quả. Đồng thời, bám sát địa bàn được phân công, khảo sát các vấn đề liên quan đến quản lý rừng phòng hộ; thường xuyên tuần tra bảo vệ an toàn diện tích rừng và đất rừng được giao. Do đó, mặc dù quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn rộng, đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn; mức thu nhập của người dân trong vùng còn thấp... nhưng các năm vừa qua trên địa bàn BQL không xảy ra các vụ chặt phá rừng trái phép, cháy rừng. Toàn bộ diện tích rừng hiện có được bảo vệ và phát triển tốt.

Để BVR bền vững, ngoài các giải pháp nêu trên, ban đã giao toàn bộ diện tích quản lý hơn 8.600 ha ổn định, lâu dài cho 580 hộ nhận khoán chăm sóc, BVR và tổ chức sản xuất trên đất lâm nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho các hộ nhận khoán BV&PTR có thu nhập cao từ rừng, BQL rừng phòng hộ Thạch Thành đã cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất có giá trị kinh tế cao; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng gắn với phát triển rừng gỗ lớn; hướng dẫn khai thác rừng đúng quy định; tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng; đấu mối với các đơn vị thu mua sản phẩm cho các trang trại... Các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp đã xây dựng được 55 gia trại và trang trại nông - lâm kết hợp, đem lại nguồn thu nhập khá cao; tạo việc làm tại chỗ và cải thiện thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Nhìn chung, các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp đã yên tâm BV&PTR theo hướng bền vững. Nổi bật như mô hình trang trại BVR, phát triển rừng kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm của gia đình ông Trịnh Đình Nghi (xã Thành Mỹ), bà Nguyễn Thị Dung, ông Nguyễn Văn Đức (thị trấn Vân Du)...

Năm 2021 và 10 tháng năm 2022, BQL rừng phòng hộ Thạch Thành đã h­ướng dẫn kỹ thuật; cung ứng giống cây trồng, tổ chức cho các hộ nhận khoán trồng mới được 140 ha rừng gỗ lớn. Kết quả, 100% diện tích rừng hiện có đư­­ợc bảo vệ và phát triển xanh tốt. Toàn bộ diện tích rừng do BQL không xảy ra cháy. An ninh rừng trên địa bàn cơ bản được giữ vững. BQL rừng phòng hộ Thạch Thành đã làm tốt vai trò là “bà đỡ”, nòng cốt cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR cho người dân, xã hội hóa nghề rừng trong vùng. Thông qua triển khai các ch­ương trình, dự án và công tác lâm nghiệp, ban đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại một số xã, b­ước đầu hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, hình thành các mô hình phát triển kinh tế rừng, trang trại tổng hợp bền vững... Tài nguyên rừng đ­ược quản lý, bảo vệ bền vững không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi tr­­­ường đẹp mà còn có tác dụng cung cấp nước, giữ nước, bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn, phục vụ sản xuất, dân sinh, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân nhận đất, nhận rừng, góp phần xây dựng nông thôn mới trong vùng.

Bài và ảnh: Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]