(Baothanhhoa.vn) - Với hệ sinh thái đa dạng tỉnh ta có nhiều loại cây trồng có nguồn gốc bản địa; trong đó, có nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật còn hạn chế nên một số loại cây đang có nguy cơ suy thoái, mai một...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn và phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc bản địa

Với hệ sinh thái đa dạng tỉnh ta có nhiều loại cây trồng có nguồn gốc bản địa; trong đó, có nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật còn hạn chế nên một số loại cây đang có nguy cơ suy thoái, mai một...

Bảo tồn và phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc bản địaDiện tích trồng quế Ngọc dưới tán rừng của người dân ở thị trấn Thường Xuân.

Trước thực trạng đó, nhằm bảo tồn và phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc bản địa, phát huy hiệu quả kinh tế cũng như các giá trị văn hóa, tỉnh ta đã triển khai một số dự án nghiên cứu, đề án bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, như: Nghiên cứu kế thừa kết quả lai tạo lúa lai, lúa thuần chọn được 100 cá thể ở thế hệ F2 - F9 và 6 dòng thuần ưu tú ở thế hệ F5 - F9; tổ chức nhân sơ bộ các dòng lúa thuần triển vọng và các dòng bố mẹ của tổ hợp lai triển vọng và thu được hơn 300kg hạt giống phục vụ công tác lai tạo, giữ gìn nguồn gen. Bên cạnh đó, lưu giữ, chăm sóc 5 cây bưởi Luận Văn S0, 27 cây bưởi Luận Văn S1, đây là những giống cây ăn quả đầu dòng để nhân giống... Đồng thời, lưu trữ và phát triển nhiều loại cây trồng có nguồn gốc bản địa nổi tiếng trên thị trường, như: Mía tím (Thạch Thành), quýt vòi (Ngọc Lặc), quýt hôi (Quan Hóa),... các giống nấm sò trắng, sò nâu, sò nấm linh chi hồng, linh chi đỏ... Từ hiệu quả bước đầu của các dự án đã phát triển được nguồn giống cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của địa phương.

Đơn cử như cây quế Ngọc Thường Xuân, là loài cây bản địa có từ lâu đời trong rừng tự nhiên. Tuy nhiên, do những biến động về thị trường đối với các sản phẩm từ quế, không mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nên đã không còn được người dân và địa phương quan tâm đầu tư phát triển; diện tích trồng quế bị thu hẹp. Trước nguy cơ mai một giống quế Ngọc, từ năm 2010, UBND huyện Thường Xuân đã lập quy hoạch vùng; xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ các hộ gia đình đăng ký trồng quế. Tổ chức 3 lớp tập huấn, tuyên truyền về bảo tồn và phát triển cây quế Ngọc với 397 người tham gia... Bên cạnh đó, tháng 1-2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và Phát triển bền vững cây quế Ngọc huyện Thường Xuân, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, ban quản lý dự án tuyển chọn 1.000 cây giống quế Ngọc, có bộ gen tốt để bảo tồn nguồn gen bản địa. Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân cho biết: Đến nay, toàn huyện đã triển khai nhân giống và trồng mới được hơn 1.100 ha quế. Sản phẩm quế Ngọc Thường Xuân đã được công nhận “Chỉ dẫn địa lý” tại Quyết định số 4090/QĐ-SHTT ngày 10-10-2016 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Từ đó, đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây quế, tạo ra được vùng nguyên liệu bền vững, đáp ứng nhu cầu của thị trường; tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây quế Ngọc...

Có thể thấy, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc gìn giữ, phát triển các giống cây trồng có nguồn gốc bản địa, tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả ban đầu. Theo ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa: Hiện, toàn tỉnh còn nhiều giống bản địa đang bị suy giảm về số lượng giống, do người dân chưa hiểu hết được giá trị của cây bản địa, nên chưa chú trọng chăm sóc, phát triển. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát triển các giống cây trồng bản địa chỉ dừng lại ở việc nâng cao thu thập, phục tráng nguồn gen quý, chưa kết hợp tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu nên công tác bảo tồn khó được phát huy. Do đó, để bảo tồn và phát triển được những cây trồng có nguồn gốc bản địa, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh cần đánh giá, chọn lọc, phục tráng và tư liệu hóa các mẫu gen quý hiếm để lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu, chọn tạo giống và mở rộng sản xuất. Từ đó, định hướng cho người dân về giá trị, hiệu quả kinh tế và lộ trình phát triển cụ thể.. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ phát triển các nguồn gen quý của địa phương và có khả năng phát triển hàng hóa; xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu các sản phẩm có nguồn gốc đặc thù địa phương; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc nhân giống và xây dựng các mô hình nhằm khai thác, phát triển nguồn gen, giống cây bản địa. Bên cạnh đó, ngay cả các giống đã được khôi phục cũng cần phải có chương trình nghiên cứu tổng thể hơn để đạt được những kết quả bền vững.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]