(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, giá cả thị trường của nhiều mặt hàng biến động theo chiều hướng tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của Nhân dân. Trước những đợt biến động lớn của giá cả thị trường, UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan đều có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường.

Kiểm soát, bình ổn giá cả thị trường

Từ đầu năm đến nay, giá cả thị trường của nhiều mặt hàng biến động theo chiều hướng tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của Nhân dân. Trước những đợt biến động lớn của giá cả thị trường, UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan đều có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường.

Kiểm soát, bình ổn giá cả thị trườngNgười dân TP Thanh Hóa mua sắm tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Hồi tháng 2-2022, trong bối cảnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, nhu cầu về các mặt hàng trang thiết bị vật tư y tế và thuốc tân dược phục vụ phòng, chống và điều trị COVID-19 tăng cao với những diễn biến bất thường. Thời điểm đó, tình trạng một số cơ sở kinh doanh, cửa hàng thuốc tân dược lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu tăng cao của người dân để găm hàng và tăng giá, nhiều cửa hàng và các shop bán hàng online quảng cáo, bày bán các sản phẩm là thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ và điều trị COVID-19 “xách tay” nhập lậu từ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng và lưu hành... làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch. Trước tình hình đó, để đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả các hàng hóa thiết yếu, xăng dầu và các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, ngày 22-8-2022, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cả thị trường. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp bình ổn giá cả thị trường. Qua đó, 9 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ 3.491 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với tổng số tiền xử phạt hơn 113 tỷ đồng. Trong đó, chuyển khởi tố 848 vụ, tăng 18,3% so với cùng kỳ; xử lý vi phạm hành chính 2.643 vụ, giảm 8,9% so với cùng kỳ.

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, bước vào những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới. Mặt khác, nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng tăng cao, biến động, chênh lệch giá hàng hóa giữa các khu vực, vùng miền trong tỉnh, trong nước còn lớn, nhất là xuất hiện sự khan hiếm cục bộ và tăng giá đột biến một số mặt hàng trọng điểm. Vì vậy, để kiểm soát, bình ổn giá cả thị trường, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo triển khai các chuyên đề về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhiều mặt hàng có nguy cơ xảy ra gian lận vào những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, dự báo sớm nguồn cung và nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có nhiều biến động về giá cả, chủng loại để chủ động có phương án hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh các biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng trong những tháng cuối năm, nhất là dịp tết. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất, tiết giảm chi phí nhằm cung cấp hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng, hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dự trữ hàng hóa thiết yếu thực hiện công tác bình ổn thị trường, giá cả. Cùng với đó, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình sản xuất, tình hình thời tiết, diễn biến dịch bệnh để có kế hoạch cụ thể đảm bảo cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm với giá cả ổn định. Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu. Khuyến khích, kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh đến khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng hóa với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]