(Baothanhhoa.vn) - Cùng với sự hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị ở khu vực thành phố, tại khu vực nông thôn, hoạt động thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ. Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại không những thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển, mà còn giúp nhiều hộ dân chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ ở khu vực nông thôn

Cùng với sự hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị ở khu vực thành phố, tại khu vực nông thôn, hoạt động thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ. Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại không những thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển, mà còn giúp nhiều hộ dân chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ ở khu vực nông thônNgười dân mua hàng tại một cửa hàng tạp hóa trên địa bàn xã Hà Vinh (Hà Trung).

Phát huy lợi thế gần trung tâm huyện và có tuyến Quốc lộ 45 chạy qua, những năm gần đây, xã Định Long (Yên Định) đã đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại ngành nghề dịch vụ thương mại. Thông qua việc động viên, khuyến khích người dân chuyển đổi ngành nghề, đầu tư phát triển các dịch vụ thương mại, nhiều lĩnh vực kinh doanh, như: cửa hàng tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, cho thuê lưu trú, vận tải khách, hàng hóa... đã phát triển mạnh. Nhiều hộ, cơ sở sản xuất thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm, nhờ đó đời sống của người dân được nâng cao. Trước đây, người dân phải lên tận trung tâm huyện hay một số chợ có quy mô lớn ở các xã lân cận để tìm mua những mặt hàng có giá trị như xe mô tô, xe đạp điện, điện thoại di động, đồ điện lạnh, đổ xăng xe... thì giờ đây được đáp ứng tất cả các nhu cầu này ngay tại địa bàn dân cư. Dịch vụ viễn thông, internet phát triển nên khi có nhu cầu, người dân trong xã còn dễ dàng tìm kiếm thông tin, thuê các dịch vụ tại nhà hay đặt mua trực tuyến mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và được nhân viên giao hàng vận chuyển đến tận nơi.

Để khai thác triệt để lợi thế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Định Long chú trọng huy động, lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ. Đồng thời, xã cũng đã và đang chú trọng kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn; khuyến khích các hộ có nhà mặt đường mạnh dạn đầu tư, mở rộng kinh doanh, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu thị trường. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các hộ dân chuyển đổi ngành nghề sang dịch vụ, thương mại, xã đã cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn các hộ dân giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý Nhà nước; tạo điều kiện để các hộ dân được vay vốn ưu đãi để mở rộng, phát triển kinh doanh.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương kết hợp với sự năng động, nhạy bén của người dân, đến nay xã Định Long trở thành nơi buôn bán sầm uất. Hiện xã thu hút 683 hộ và 1.656 lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 17 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho gần 500 lao động.

Huyện Hà Trung là một trong những địa phương coi trọng việc nâng cấp, cải tạo hạ tầng thương mại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và luân chuyển hàng hóa của người dân địa phương. Được biết, để phát triển dịch vụ, thương mại, huyện đã lập kế hoạch về sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thành lập mới doanh nghiệp. Huyện tập trung phát triển các loại hình dịch vụ, tổ chức sắp xếp mạng lưới thương mại gắn với việc phát triển các khu, cụm thương mại ở trung tâm huyện, xã. Quan tâm chuyển đổi mô hình quản lý chợ nên đến nay, huyện đã nâng cấp và cải tạo 3 chợ: chợ Đợn, chợ Hà Vân (xã Hoạt Giang); chợ Đền (xã Hà Long) và xây dựng mới 3 chợ nông thôn là chợ Dừa (xã Hà Vinh), chợ Đình Trung (xã Yên Dương), chợ Đô Mỹ (xã Hà Tân). Ngoài việc thu hút đầu tư, huyện còn khuyến khích các hộ dân sinh sống tại các tuyến giao thông qua địa bàn để phát triển kinh doanh. Nhờ đó, số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện ngày càng tăng, hiện toàn huyện đang có 6.435 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại.

Để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại nông thôn, UBND tỉnh đã có nhiều quan tâm, hỗ trợ kinh phí để các địa phương xây mới, nâng cấp hệ thống đường giao thông, chợ và hệ thống hạ tầng thương mại; đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng. Cùng với đó, chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, triển lãm, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn nhằm tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các vùng nông thôn...

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]