(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2022 đến đầu năm 2023, do nhu cầu sử dụng đất, đá, cát xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp cung ứng đã tự đẩy giá bán vật liệu xây dựng lên cao, dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư xây dựng công trình, gây bức xúc trong doanh nghiệp và Nhân dân.

Đảm bảo thị trường vật liệu xây dựng lành mạnh và minh bạch

Từ năm 2022 đến đầu năm 2023, do nhu cầu sử dụng đất, đá, cát xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp cung ứng đã tự đẩy giá bán vật liệu xây dựng lên cao, dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư xây dựng công trình, gây bức xúc trong doanh nghiệp và Nhân dân.

Đảm bảo thị trường vật liệu xây dựng lành mạnh và minh bạchCông ty CP Vận tải, xây dựng Hương Bình (TP Thanh Hóa) thực hiện niêm yết và bán theo giá niêm yết cát xây dựng.

Điều này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do việc triển khai thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh cần lượng lớn vật liệu xây dựng. Trong khi đây không phải hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá và tổ chức hiệp thương giá theo Luật Giá... Trước thực trạng này, Sở Xây dựng và các sở, ngành, địa phương đã kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý, giám sát, đảm bảo nguồn cung ổn định cho các công trình, dự án và phát triển thị trường vật liệu xây dựng hoạt động ổn định, lành mạnh và minh bạch.

Theo đó, Sở Xây dựng đã phối hợp tổ chức điều tra, khảo sát để công bố thông tin giá tại các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đảm bảo sát đúng với giá thị trường và công bố kịp thời với biến động thị trường. Đồng thời chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, điểm nghẽn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giá vật liệu xây dựng. Điển hình là tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 17/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Phương án đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 11/5/2023 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá trên địa bàn tỉnh... Từ đây, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giá vật liệu xây dựng đã được giao cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương. Qua đó làm cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo nguồn cung cũng như minh bạch, lành mạnh thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đó, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về giá. Trong đó, Sở Tài chính đã hướng dẫn việc kê khai, tiếp nhận biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ đặc thù; xây dựng kế hoạch kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với đất san lấp, cát xây dựng và các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn khi có biến động giá lớn, bất thường xảy ra. Sở Giao thông - Vận tải thực hiện hướng dẫn xác định cước vận chuyển đường bộ để xác định giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp công trình... Sở Xây dựng đã thông báo việc thực hiện kê khai giá hàng hóa, dịch vụ đặc thù kèm theo biểu mẫu bảng xây dựng hình thành mức giá bán hàng hóa và rà soát kê khai giá hàng hóa, dịch vụ đặc thù. Trong đó đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ kê khai giá, phải thực hiện kiểm tra bảng xây dựng hình thành mức giá bán hàng, đảm bảo doanh nghiệp tính đúng, tính đủ, phù hợp với chi phí thực tế, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hàng quý, trước ngày 25 tháng cuối quý. Thông tin việc kê khai giá vật liệu xây dựng được đăng tải trên website của Sở Tài chính, làm cơ sở để các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Đi cùng với công tác tuyên truyền, hướng dẫn, từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra việc kinh doanh, niêm yết giá của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và cung ứng vật liệu xây dựng tại 28 mỏ đất, 145 mỏ đá, 18 mỏ cát trên địa bàn 25 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Qua công tác kiểm tra, liên Sở Xây dựng - Tài chính đã thực hiện công bố và cập nhật thông tin giá vật liệu xây dựng tại mỏ, bãi tập kết đối với cát, đất, đá trên địa bàn tỉnh từ tháng 3/2023.

Theo ông Nguyễn Hữu Lễ, Trưởng Phòng Kinh tế xây dựng, Sở Xây dựng, với tinh thần chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các sở, ngành, địa phương, giá bán vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đảm bảo công khai, minh bạch, ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng đang hoạt động trên địa bàn đã thực hiện công khai niêm yết và bán theo giá niêm yết. Việc công khai giá đảm bảo sát đúng với thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai xây dựng các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng với Sở Xây dựng trong nỗ lực đảm bảo minh bạch thị trường vật liệu xây dựng, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã tăng cường công tác nắm bắt thông tin, kiểm tra thực tế tại bãi. Trong đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã định kỳ kiểm tra theo quý việc chấp hành quy định về giá đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các chi cục thuế khu vực cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng vật liệu đất đắp nền, cát xây dựng phát sinh trong tháng trên địa bàn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tham khảo, tổng hợp, báo cáo kết quả khảo sát giá vật liệu xây dựng trên địa bàn. Đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các đơn vị bán giá khác với giá ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng...

Bài và ảnh: Đồng Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]