Khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Côn Đảo - Bản hùng ca giữa trùng khơi”
Triển lãm được tổ chức trực tuyến với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, đưa công chúng trong và ngoài nước khám phá vùng đất Côn Đảo từ buổi sơ khai đến ngày nay.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Côn Đảo - Bản hùng ca giữa trùng khơi.” (Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN)
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), chiều 11/12, tại Bảo tàng Côn Đảo, huyện Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo (Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Côn Đảo-Bản hùng ca giữa trùng khơi.”
Với hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo và các nguồn sưu tầm khác, lịch sử hình thành và phát triển của Côn Đảo được tái hiện với điểm nhấn về hệ thống nhà tù Côn Đảo - biểu tượng cho tinh thần kiên cường và ý chí học tập mạnh mẽ của các chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam bị giam cầm tại đây.
Bên cạnh đó, triển lãm cũng góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng và sự phát triển bền vững của đất nước.
Triển lãm được tổ chức trực tuyến với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, đưa công chúng trong và ngoài nước khám phá vùng đất Côn Đảo từ buổi sơ khai đến ngày nay.
Triển lãm gồm ba phần: Côn Đảo thuở hồng hoang; Nhà tù Côn Đảo - Từ địa ngục trần gian đến trường học đấu tranh cách mạng; Côn Đảo - Từ trang sử hào hùng đến thiên đường du lịch.
Phần 1: Côn Đảo thuở hồng hoang, giới thiệu các di tích và di vật khảo cổ từ thời tiền sử và sơ sử, cho thấy sự hiện diện và khai phá của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước tại Côn Đảo. Đây cũng là cột mốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trên vùng Biển Đông.
Đến thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, Côn Đảo bước vào thời kỳ phát triển mới. Chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát quần đảo vào cuối thế kỷ 17 và thời nhà Nguyễn đã chiêu mộ dân cư, hỗ trợ định cư, phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng đảo làm nơi giam giữ phạm nhân, củng cố quản lý vùng biển chiến lược này.
Phần 2: Nhà tù Côn Đảo - Từ địa ngục trần gian đến trường học đấu tranh cách mạng, công chúng sẽ được chứng kiến một Côn Đảo đầy đau thương trong giai đoạn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi hàng nghìn chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước bị đày đọa nhưng cũng chính tại nơi đây, nhiều phong trào kháng chiến, đấu tranh giành độc lập đã được hình thành.
Triển lãm sẽ tái hiện hoạt động của một số phong trào nổi bật như phong trào chống ly khai, phong trào chống chào cờ, tráo án, bảo vệ khí tiết của các chiến sỹ cộng sản kiên trung đã làm nên một “trường học đấu tranh cách mạng” ngay ở nhà tù.
Phần 3: Côn Đảo - Từ trang sử hào hùng đến thiên đường du lịch, sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn về sự chuyển mình mạnh mẽ của Côn Đảo, từ một “địa ngục trần gian” trở thành một thiên đường du lịch.
Đây lần đầu tiên triển lãm trực tuyến được tổ chức tại huyện Côn Đảo.
Triển lãm góp phần mang đến những trải nghiệm thú vị cho công chúng về quá trình hình thành và phát triển của Côn Đảo qua công nghệ số./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Hương cá ngày xưa...
-
2025-01-15 17:32:00
Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
-
2024-12-12 07:17:00
Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường đến với cộng đồng quốc tế
[Podcast] - Tản văn: Cải vàng thay nắng mùa đông
300 hình ảnh, hiện vật kể chuyện “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”
Khai trương công viên logistics 3.300 tỷ đồng, hiện đại nhất Việt Nam
Rixos – thương hiệu tiên phong trong khái niệm nghỉ dưỡng “All-Inclusive” đến Việt Nam
Trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
Công nương Kate Middleton lọt vào danh sách Nhân vật của năm do Time bình chọn
Người đẹp Việt Nam đăng quang Mrs Earth International 2024
Lại nói về câu “Ngọa tân thường đảm - Nằm gai nếm mật”
Tìm hiểu 16 di sản Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của Nhân loại