Hôm nay (21/2), ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day) được UNESCO tổ chức vào ngày 21 tháng 2 hàng năm.
Ảnh minh họa.
Ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế được UNESCO chọn tại hội nghị ngày 17 tháng 11 năm 1999. Ngày lễ quốc tế này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận trong nghị quyết trong đó quyết định năm 2008 là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.
Trong suốt hơn 10 năm qua, Ngày kỷ niệm này được tổ chức tại khắp nơi trên thế giới. Đây là dịp để mọi người cùng chia sẻ sự độc đáo của mỗi nền văn hóa, trong đó, ngôn ngữ là nòng cốt. Đây cũng được xem là cơ hội để bảo vệ các quyền văn hóa của mỗi quốc gia và duy trì sự đa dạng văn hóa của toàn thế giới.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc và vì vậy cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ dân tộc khác luôn được xem là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam. Tiếng Việt như là một ngôn ngữ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam, chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của các tiến trình phát triển của Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú và luôn luôn phát triển. Cho tới thời điểm hiện tại, thế giới nói chung và người dân Việt Nam chúng ta nói riêng đều không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiếng Việt cũng như sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ này. Trong quá trình phát triển, rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ mới thuần Việt đã được ra đời và phục vụ tốt hơn công việc giao tiếp, diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội, khoa học. Tiếng Việt không chỉ thu hút bằng âm sắc trầm bổng và trữ tình mà còn ở chiều sâu của ngữ nghĩa.
Thời gian trở lại đây, song hành với quá trình toàn cầu hóa nói chung là “toàn cầu hóa văn hóa” và “toàn cầu hóa ngôn ngữ”. Đó là một thực tế không thể tránh khỏi. Quá trình giao thoa về ngôn ngữ diễn ra mạnh mẽ khiến tiếng Việt cùng lúc phải “cạnh tranh” với nhiều ngoại ngữ khác. Bên cạnh đó, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, của nền kinh tế thị trường, sự di chuyển liên tục của dòng người giữa ba miền Bắc-Trung-Nam, giữa các vùng trong một miền, giữa nông thôn và thành thị,..., thành phần dân cư, dân tộc cũng đã và đang bị xáo trộn, đan xen. Theo đó, tiếng Việt cũng có những thay đổi đáng kể, đó là sự phân bố về vị thế, chức năng giữa tiếng Việt chung với các tiếng Việt phương ngữ, sự phân bố lại về ngôn ngữ tộc người,...
Không thể phủ nhận, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến tiếng Việt có nhiều cơ hội tiếp thu được nhiều yếu tố mới và tiến bộ làm cho tiếng Việt trở nên giàu có. Nhưng mặt khác, tiếng Việt cũng phải đối đầu trước nguy cơ hòa tan theo xu hướng áp đảo của chính sách “thế giới phẳng” về ngôn ngữ và văn hóa do một số nước lớn chủ xướng. Trong suốt những năm vừa qua, dù được đề cập dưới nhiều khía cạnh nội dung phong phú, nhưng mục tiêu thống nhất là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” vẫn luôn là một chủ đề liên tục được quan tâm bàn thảo.
Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của đại đa số người Việt Nam, là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất trong một cộng đồng dân cư rộng lớn. Tiếng Việt có lịch sử hình thành và phát triển rất đáng tự hào, trong đó, đáng kể nhất là khả năng tiếp nhận vốn từ vựng từ bên ngoài, tự điều chỉnh chúng một cách chủ động, biến thành cái riêng, cái đặc biệt của người Việt, thực sự đã, đang và sẽ mãi là tài sản quốc gia quý giá. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải kế thừa những giá trị ngôn ngữ truyền thống và hội nhập như thế nào để đừng đánh mất bản sắc của tiếng Việt mà còn làm cho ngày càng trong và sáng hơn tiếng mẹ đẻ.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2025-01-15 08:01:00
Quy định mới về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
-
2025-01-14 15:09:00
Phát triển đảng viên trong học sinh để tăng sức chiến đấu cho Đảng
-
2024-02-20 10:28:00
Khó khăn của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Cần sự vào cuộc từ nhiều phía
Thiệu Hóa: Trao thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao và phát động “Tết khuyến học, khuyến tài" năm 2024
Phân luồng học sinh góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Gian nan chuyện học ở bản Mùa Xuân
Từ phong trào thi đua đến nâng cao chất lượng giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2024: Nhiều mã ngành mới được mở
Thành phố Sơn La được công nhận là thành phố học tập toàn cầu
Hấp dẫn sân chơi tài năng mới cho học sinh xứ Thanh
Đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới