(Baothanhhoa.vn) - Sáng 21/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa”.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Sáng 21/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa”.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Toàn cảnh hội thảo.

Đây là chương trình thuộc Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây Bơ Booth7, Bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện UBND các địa phương có mô hình, các nhà khoa học cùng các hộ dân tham gia mô hình, các thành viên dự án.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Đại diện lãnh đạo Viện Nông nghiệp Thanh Hoá chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Vũ Thảo, Phó Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hoá nhấn mạnh: Tỉnh Thanh Hoá hiện nay đã phát triển được 2.500 ha cây ăn quả các loại, gồm: 300 ha cam, quýt; 300 ha bưởi, 400 ha nhãn, vải, 150 ha mít, 70 ha ổi, 300 ha chuối, 600 ha dứa; 100 ha thanh long ruột hồng và nhiều loại cây ăn quả khác. Diện tích trồng chủ yếu tại một số huyện như: Triệu Sơn, Thạch Thành, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Ngọc Lặc...

Thực tế phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cho thấy, một số diện tích cây ăn quả năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp, chủ yếu do người dân trồng tự phát, không tuân thủ theo định hướng của địa phương. Số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều; số lượng sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP còn ít, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Đặc biệt, thực trạng sản xuất các loại cây ăn quả như bơ, mít thái trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng. Diện tích trồng còn ít, nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều nơi, nông dân trồng theo hướng tự phát; công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng. Thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ quy mô lớn. Sản lượng và chất lượng vẫn còn chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây Bơ Booth7, Bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Các đại biểu thăm mô hình vườn cây mẹ tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá.

Mục tiêu của dự án nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân, tạo sản phẩm có thế mạnh, giá trị cao; áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh phục vụ hàng hóa trên thị trường và xuất khẩu, tăng thu nhập, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho cộng đồng tại địa phương, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng chính là định hướng để phát triển ngành trồng trọt tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Thạc sĩ Phạm Thị Lý, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá - Chủ nhiệm dự án trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.

Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án, Thạc sĩ Phạm Thị Lý, Chủ nhiệm dự án cho biết: Sau quá trình triển khai dự án từ năm 2021 đến nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiếp nhận và làm chủ được 4 quy trình công nghệ chuyển giao. Ban thực hiện dự án đã tổ chức triển khai 3 lớp tập huấn; xây dựng mô hình vườn cây mẹ, mô hình sản xuất giống; đồng thời khảo sát, lựa chọn được 3 huyện: Thường Xuân, Thạch Thành, Như Xuân để thực hiện mô hình trồng thương phẩm giống cây Bơ Booth7, Bơ 034.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Vườn cây mẹ được trồng thử nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Tại huyện Thường Xuân, mô hình đã được triển khai tại HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh Xuân và Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên với tổng diện tích 4 ha, cấp 1.735 cây giống cho mô hình.

Tại huyện Thạch Thành, mô hình đã được triển khai tại thị trấn Vân Du trên tổng diện tích 1 ha với 600 cây giống.

Tại huyện Như Xuân, mô hình đã được triển khai xã Tân Bình trên tổng diện tích 4 ha với 1.220 cây giống được cấp.

Trong tổng số cây được cấp trồng mô hình thương phẩm tại 3 huyện, có 50 % số cây giống được trồng tại 3 mô hình đều là cây được Ban thực hiện dự án ghép tại vườn giống của Viện Nông nghiệp.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Thạc sĩ Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung tham luận các nội dung liên quan đến quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034. Các tham luận góp phần hoàn thiện hơn các kỹ thuật sản xuất cây bơ, những lưu ý trong quá trình canh tác để phù hợp với điều kiện địa phương.

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Tiến sĩ Lê Văn Cường, Trưởng khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức tham luận tại hội thảo.

Một số tham luận có giá trị thực tiễn đi vào nhiều vấn đề cụ thể như: định hướng, giải pháp phát triển cây bơ; xác định các vùng trồng bơ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; quy trình sản xuất giống cây bơ 034 và bơ Booth7; kỹ thuật xen cây cải tạo đất cho vườn bơ; giải pháp quản lý sâu bệnh hại...

Hội thảo khoa học về hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm bơ Booth7, bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa

Ông Mai Xuân Phương, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tham luận tại hội thảo.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, định hướng tìm kiếm thị trường và các giải pháp để góp phần đưa cây bơ trở thành cây trồng chủ lực để tăng giá trị kinh tế tại địa phương.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]