Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV
Sáng 30/7, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở ngành có liên quan.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành gần 90 quyết định quy phạm pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại các kỳ họp, Quốc hội khóa XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (trên 60 văn bản), trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố.
Riêng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 11 luật, 2 Nghị quyết quy phạm; 1 Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 9 Nghị quyết điều hành kinh tế-xã hội.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Chính phủ đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả; chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với những cải tiến, đổi mới thiết thực trong công tác xây dựng pháp luật; tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển, nhất là trong lĩnh vực đất đai, hạ tầng, đầu tư, kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết đã khó, việc đưa các văn bản này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng còn khó khăn hơn. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tại hội nghị các đại biểu tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để đưa luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống, đồng thời điểm lại một số kết quả đã đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai một số luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới, trình bày báo cáo, tham luận, phát biểu về các vấn đề: Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả” theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Hội nghị cần trao đổi những vấn đề quan trọng, đề xuất giải pháp khả thi, thiết thực, góp phần tiếp tục tăng cường sự phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác triển khai, bảo đảm đưa luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai các luật, nghị quyết, nhất là việc chậm triển khai, nợ đọng, ban hành văn bản quy định chi tiết, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Tiếp đó, hội nghị đã nghe quán triệt các nội dung chính, điểm mới và tình hình công tác chuẩn bị, triển khai thi hành, thực thi các Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV gồm: Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Ban chấp hành Trung ương về kiếm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ...
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận những chuyển biến tích cực trong công tác triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực cao hơn nữa, quyết tâm lớn hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm sớm đưa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tiếp tục bám sát 6 nhóm nhiệm vụ, yêu cầu trọng tâm để triển khai thi hành có hiệu quả các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7; sớm hoàn thiện, trình ký ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết. Đồng thời, tăng cường quán triệt, phổ biến, giới thiệu chính sách, nội dung của luật, nghị quyết và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ. Cùng với đó, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành pháp luật; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức.
Các bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập phát sinh, nhất là liên quan đến thủ tục hành chính, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ việc rà soát, kiến nghị xử lý các vướng mắc, bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật với việc rà soát, kiến nghị xử lý thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, làm tăng chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Các tỉnh, thành phố chủ động ban hành Kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết; tập trung rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện các thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, nhất là những nhiệm vụ mới được bổ sung trong luật, nghị quyết, cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù tại địa phương; chủ động xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề phát sinh tại địa phương trong quá trình thi hành luật, nghị quyết.
Đồng thời kịp thời báo cáo, đề xuất phương án đối với những vấn đề có vướng mắc để cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, xem xét, xử lý và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định trong trường hợp cần thiết. HĐND các cấp nghiên cứu tổ chức hội nghị hoặc cách thức phù hợp để quán triệt, triển khai luật, nghị quyết, tập trung vào những nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho chính quyền địa phương thực hiện.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp trong tổ chức triển khai thi hành pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Ủy ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, bộ, ngành ngay từ giai đoạn đầu trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi của quy định trong các dự án luật, nghị quyết; tăng cường giám sát trong công xây dựng và thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp luật, vi phạm để kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân bằng các hình thức phù hợp. Cùng với đó là vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện luật, nghị quyết; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu sau hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Phát biểu sau hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị; từ đó triển khai tốt nhiệm vụ trong thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là những luật, nghị quyết, nghị định đã có hiệu lực và đã được ban hành.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu sau hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá.
Các luật, nghị quyết vừa được ban hành đều rất quan trọng đối với toàn thể hệ thống chính trị cũng như ở các địa phương, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy thời gian tới, các sở, ngành, địa phương, đơn vị cần triển khai thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết của Quốc hội; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các luật, nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-12-15 22:10:00
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
-
2024-12-15 16:39:00
Từ “khoảng lặng” cuối năm
-
2024-07-30 09:59:00
Cụm thi đua số 5 tỉnh Thanh Hóa sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 30/7/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 30/7
Điểm nóng 30/7: CSĐT bắt một lãnh đạo thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường
Phiên họp thứ 8, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng kiểm tra các công trình trọng điểm tại huyện Hoằng Hóa và Nga Sơn
[Bản tin 18h] Quy định mới hỗ trợ về nhà ở xã hội
Xây dựng đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát
Ngày 30/7 diễn ra kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khẳng định vị thế trong công tác nhân đạo, từ thiện