Nhằm giúp thanh niên trên địa bàn có cơ hội phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, Huyện đoàn Triệu Sơn đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp với các hình thức hỗ trợ thiết thực, bước đầu đem lại hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Nhằm giúp thanh niên trên địa bàn có cơ hội phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, Huyện đoàn Triệu Sơn đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp với các hình thức hỗ trợ thiết thực, bước đầu đem lại hiệu quả.

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệpMô hình chăn nuôi, cung ứng thỏ thuần chủng New Zealand của đoàn viên Nguyễn Công Tùng (xã Dân Lực) được nhận hỗ trợ vốn vay thông qua tổ chức đoàn

Khởi nghiệp cách đây 12 năm chỉ với 14 con thỏ, đến năm 2019, anh Nguyễn Công Tùng (SN 1990, xã Dân Lực) đã liên kết với một số hộ thành lập HTX chăn nuôi thỏ New Zealand Thanh Hóa. HTX ngày càng phát triển, có thời điểm thu hút 40 thành viên ở các địa phương tham gia. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đầu ra sản phẩm bị đứt gãy, nhiều thành viên đã bỏ nghề, nguồn thỏ khó tiêu thụ. Trước những khó khăn ấy, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên, anh Nguyễn Công Tùng, Bí thư Chi đoàn thôn Phúc Hải đã mạnh dạn đề xuất với các cấp bộ đoàn để được tiếp cận vốn vay hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Tiếp cận được vốn vay gần 100 triệu đồng từ “Chương trình tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, anh Tùng đã khắc phục những khó khăn do dịch COVID-19, mở rộng quy mô, nâng cấp hệ thống chuồng trại, hệ thống làm mát. Đến nay, trang trại của anh đang nuôi khoảng 1.000 con thỏ sinh sản; 5.000 - 6.000 con thỏ thương phẩm trên tổng diện tích hơn 2.000m2. Hệ thống chuồng trại khép kín, lắp đặt hệ thống thông gió, máng nước tự động...

Anh Nguyễn Công Tùng chia sẻ: “Từ khi dịch COVID-19, “đầu ra” sản phẩm thỏ của HTX bị “đứt gãy”, nguồn hàng khó tiêu thụ, nhiều anh em làm cùng tôi đã bỏ nghề. Tôi đã nỗ lực đi khắp nơi tìm thị trường và các nguồn hỗ trợ để duy trì mô hình. Tôi cũng đã tiếp cận được vốn vay thông qua tổ chức đoàn để mở rộng, nâng cấp hệ thống chuồng trại. Nhờ đó, mô hình dần hoạt động ổn định, mang lại thu nhập khoảng 40 đến 50 triệu đồng/tháng và tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động tại địa phương với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/người/tháng”.

Anh Vũ Trọng Trung, Bí thư Chi đoàn thôn Thái Sơn, xã Thái Hòa là một trong các thanh niên được hỗ trợ xây dựng mô hình “Thu mua phế liệu nhựa; sản xuất gạch lát vỉa hè, lam tường; cung cấp vật liệu xây dựng” từ “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”. Với nguồn hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng thông qua tổ chức đoàn các cấp, anh Trung đã nhân rộng mô hình, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Mô hình của anh Trung không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức và hành động thu gom, xử lý rác thải nhựa của người dân địa phương.

Việc lập nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh ngay tại địa phương đang là lựa chọn của nhiều thanh niên trên địa bàn huyện. Huyện đoàn Triệu Sơn nhận thấy phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” là một trong những hoạt động hữu ích, thiết thực giúp thanh niên, góp phần phát triển quê hương. Do đó, các cấp bộ đoàn đã chủ động tuyên truyền và hỗ trợ tạo điều kiện cho nhiều đoàn viên, thanh niên địa phương tiếp cận các nguồn vay từ ‘‘Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”, Quỹ quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. Tính từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có 50 mô hình khởi nghiệp do đoàn viên, thanh niên làm chủ được vay vốn từ “Nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho thanh niên khởi nghiệp” với số dư nợ hơn 3,75 tỷ đồng. Các mô hình kinh tế của thanh niên đa dạng ở nhiều ngành nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực: nông nghiệp, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, thu gom nhựa phế liệu, cơ khí, nhôm kính, dịch vụ làm đẹp.

Các cấp bộ đoàn huyện Triệu Sơn không chỉ làm tốt vai trò “cầu nối” cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp mà còn hỗ trợ thanh niên hướng nghiệp tiếp cận khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất; tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi để xây dựng mô hình phát triển kinh tế. Huyện đoàn đã đặt ra chỉ tiêu hàng năm sẽ cung cấp thông tin tư vấn, hướng nghề cho 4.600 lượt đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ thành lập ít nhất 8 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; huy động từ 300 triệu đồng trở lên vốn thanh niên khởi nghiệp.

Anh Lê Xuân Linh, Phó Bí thư Huyện đoàn Triệu Sơn cho biết: Huyện đoàn Triệu Sơn xác định đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, luôn bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của đoàn cấp trên, Nghị quyết Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2022-2027. Huyện đoàn cũng thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình thực tiễn, từ đó xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Huyện đoàn luôn chủ động phối hợp với các trung tâm, đơn vị đào tạo nghề để tư vấn, hướng nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]