(Baothanhhoa.vn) - Vẫn là bấy nhiêu tiết học, bấy nhiêu nội dung chương trình nhưng kể từ khi Sở Giáo dục và Đào tạo và công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa triển khai xây dựng phong trào “Trường học hạnh phúc” (giai đoạn 2021 – 2025) thì không khí dạy và học ở các nhà trường trên địa bàn TP Thanh Hóa dường như cũng rộn ràng hơn hẳn.

Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế ở ngành giáo dục TP Thanh Hóa

Vẫn là bấy nhiêu tiết học, bấy nhiêu nội dung chương trình nhưng kể từ khi Sở Giáo dục và Đào tạo và công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa triển khai xây dựng phong trào “Trường học hạnh phúc” (giai đoạn 2021 – 2025) thì không khí dạy và học ở các nhà trường trên địa bàn TP Thanh Hóa dường như cũng rộn ràng hơn hẳn.

Xây dựng Trường học hạnh phúc gắn với các hoạt động thực tế ở ngành giáo dục TP Thanh Hóa

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở Trường THCS Quang Trung giúp các em học sinh cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi làm những việc tốt. (Trong ảnh: )

Chúng tôi có dịp tham gia một ngày hội Steam ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo). Với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo, đón Xuân Giáp Thìn”, ngay từ sáng sớm, đã có rất đông phụ huynh đưa con em mình đến trường tham gia ngày hội mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh. Có lẽ đã được thông báo từ nhiều ngày trước đó nên tại các góc trải nghiệm, các đồ dùng và nguyên vật liệu phục vụ cho việc tranh tài sáng tạo đều được các lớp chuẩn bị rất đầy đủ. Nhìn hình ảnh các em học sinh và giáo viên cùng hòa mình vào ngày hội với những ánh mắt và nụ cười rạng rỡ, chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp trong mối quan hệ giữa thầy và trò nơi đây.

Nội dung tranh tài tại ngày hội Steam rất đa dạng. Tùy vào từng khối lớp mà các ý tưởng sẽ được triển khai cho phù hợp dựa theo các kiến thức đã được học. Kết quả là với sự sáng tạo không giới hạn, các em học sinh đã thể hiện được rất nhiều thông điệp ý nghĩa về ngày xuân và tết cổ truyền của dân tộc thông qua các gian hàng trưng bày lịch, trưng bày các loại bánh trái, rau củ hoặc tái hiện hơi thở cuộc sống dưới những mái nhà mộc mạc, yên bình... Đây cũng là lúc chúng tôi nhận ra, một trường học hạnh phúc là ở đó, cả giáo viên và học sinh đều được thoải mái sáng tạo theo cách mà mình muốn dù có phải vất vả hơn so với phương pháp dạy và học truyền thống.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền cho biết: "Để xây dựng trường học hạnh phúc, nhà trường đã bám sát vào mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 và đã tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, ý nghĩa. Sự kiện Steam lần này chính là một trong những hoạt động như thế nhưng được nâng lên một cấp độ cao hơn cả về nội dung và phương thức tổ chức. Ở đó, học sinh thật sự là trung tâm, được vui chơi, trải nghiệm và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế, giúp phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề... Qua đó, cho các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thấy yêu mến thầy cô, bạn bè và có thêm động lực để học tập tốt hơn".

Xây dựng Trường học hạnh phúc gắn với các hoạt động thực tế ở ngành giáo dục TP Thanh Hóa

Một góc trải nghiệm tại Ngày hội Steam “Khơi nguồn sáng tạo” ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

Được biết, thành công của Ngày hội Steam “Khơi nguồn sáng tạo” năm nay còn là bước đệm để Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tiếp tục có những đổi mới, thực hiện dạy học tích hợp nội môn hoặc liên môn nhằm tạo một môi trường học tập vui vẻ hơn thông qua các bài học Steam, ngày hội Steam, dự án học tập Steam... Bởi thực tế cho thấy, từ phương pháp giáo dục này, học sinh có cơ hội được hoàn thiện nhiều kỹ năng và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, giúp ích rất lớn cho tương lai của các em sau này.

Cũng chính bởi ý nghĩa thiết thực của chương trình xây dựng “Trường học hạnh phúc” gắn với những hoạt động thực tế mà hiện nay, các cấp học trên địa bàn TP Thanh Hóa đều đang đẩy mạnh việc thực hiện. Tại Trường THCS Quang Trung (phường Ba Đình), các cán bộ, giáo viên của nhà trường cũng đang nỗ lực “biến hóa” các môn học thành những video có âm nhạc, hình ảnh chân thực để tạo sự hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, các thầy, cô giáo cũng quan tâm cập nhật các kiến thức thời sự ở lĩnh vực chuyên môn của mình để từ đó lồng ghép vào bài học khi thì bằng hình thức kể chuyện, khi thì tổ chức thành trò chơi, khi lại bằng cách đặt câu hỏi mở để các học sinh tập trung thảo luận tìm ra lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đặt ra.

Đặc biệt, ngoài tập trung xây dựng những “Giờ học hạnh phúc”; “Lớp học hạnh phúc” như kể trên, Trường THCS Quang Trung còn được đánh giá là ngôi trường áp dụng thành công phương pháp giáo dục “Chữa lành tâm hồn”. Để thực hiện phương pháp này, quan điểm của nhà trường là không đi phán xét những sai lầm của học sinh mà phải lắng nghe, thấu hiểu và tìm ra căn nguyên của những sai lầm đó để giúp “chữa lành” cho các em bằng những giải pháp phù hợp, khéo léo.

Nói về hiệu quả của phương pháp “Chữa lành tâm hồn” trong xây dựng “Trường học hạnh phúc”, Cô giáo Lê Thị Ngoan, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, chia sẻ kinh nghiệm: "Các em ở bậc THCS đang là độ tuổi từ thiếu niên sang vị thành niên nên tâm sinh lý thường có nhiều biến đổi. Vì vậy, để các em “nhuần tính hơn”, biết tìm thấy niềm vui từ những điều giản dị, nhà trường đã phát động phong trào thi đua “Làm việc tốt” trong học sinh như là: giúp đỡ bạn; nhặt được của rơi trả lại người bị mất; chăm sóc hoa, cây cảnh... Cứ học sinh nào làm việc tốt thì vào thứ hai đầu tuần đều sẽ được nhà trường tuyên dương và có phần thưởng khích lệ. Qua đó đã đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đúng như câu khẩu hiệu được treo trang trọng ngay trước cổng của nhà trường".

Mai Vui

Tin liên quan:

Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]