(Baothanhhoa.vn) - Sáng 15-6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị bàn các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 8 dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng năm 2022 tại Quyết định số 1661/QĐ-TTg, ngày 31-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng 15-6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị bàn các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 8 dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng năm 2022 tại Quyết định số 1661/QĐ-TTg, ngày 31-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành liên quan của tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa; các huyện: Hậu Lộc, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại hội nghị.

Ngày 3-3-2023 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-UBND phê duyệt danh mục, mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 1661/QĐ-TTg, ngày 31-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó đã phân bổ 120 tỷ ngân sách Trung ương hỗ trợ để đầu tư 8 công trình bị thiệt hại do thiên tai 10 tháng đầu năm gây ra trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư 8 công trình.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Về tiến độ triển khai các công việc tiếp theo, đối với Dự án Xử lý khẩn cấp sạt lở đê tả sông Mã đoạn từ K49+950-K50+950, xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa), ngày 1-6-2023 Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản số 7644/UBND-THKH đồng ý chủ trương thực hiện dự án theo dự án đầu tư công khẩn cấp và thực hiện trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư công năm 2019.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị.

Đối với 7 dự án còn lại, trên cơ sở các nội dung đề xuất của chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương hoàn thành việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, trình thẩm định và phê duyệt. Tuy nhiên, ngày 9-6-2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 3424/SKHĐT- KTNN, trong đó có ý kiến các dự án chưa đủ cơ sở để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phát biểu ý kiến.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc báo cáo về dự án đề xuất.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải trình các nội dung của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương liên quan cũng đã tập trung thảo luận làm rõ nguyên nhân, hiện trạng và tầm quan trọng của các dự án đề xuất chủ trương đầu tư trong công tác phòng, chống thiên tai.

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án được Trung ương hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị.

Trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh, năm 2022 và những năm trước đó tỉnh Thanh Hóa chịu thiệt hạ nặng nề bởi thiên tai. Trên địa bàn tỉnh có số lượng đê dài nhất cả nước với 1.008 km, hệ thống kênh mương 15.811 km, 610 hồ đập. Ngoài ra, 1.023 kè đã xuống cấp, 891 trạm bơm đã xây dựng từ lâu, hệ thống cống qua đê xuống cấp.

Xác định các công trình phòng, chống thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản và sản xuất của người dân, tỉnh Thanh Hóa đã quan đầu tư xây dựng, sữa chữa nhiều công trình bảo đảm phòng, chống thiên tai. Đối với các dự án ngân sách Trung ương hỗ trợ để đầu tư 8 công trình bị thiệt hại do thiên tai 10 tháng đầu năm 2022 gây ra trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu thẩm định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản xin ý kiến của Cục Phòng, chống thiên tai về danh mục và quy mô các công trình.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các địa phương có văn bản cam kết giải phóng mặt bằng và khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, bổ sung công trình vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 theo quy định. Đồng thời có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định các công trình bị sạt lở năm 2022 do thiên tai gây ra.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]