(Baothanhhoa.vn) - Với sự chuyển động mạnh mẽ trên thế giới, mọi ngành nghề trong xã hội đều có xu hướng thay đổi, hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Trong đó, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, vì vậy người lao động phải có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tìm hiểu sâu về nhóm ngành nghề dự định theo đuổi trong tương lai và chuẩn bị kỹ lưỡng về trình độ chuyên môn, sức khỏe... để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thường Xuân đẩy mạnh hướng nghiệp cho học sinh

Với sự chuyển động mạnh mẽ trên thế giới, mọi ngành nghề trong xã hội đều có xu hướng thay đổi, hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Trong đó, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, vì vậy người lao động phải có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tìm hiểu sâu về nhóm ngành nghề dự định theo đuổi trong tương lai và chuẩn bị kỹ lưỡng về trình độ chuyên môn, sức khỏe... để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thường Xuân đẩy mạnh hướng nghiệp cho học sinhPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng GD&ĐT, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân tổ chức hướng nghiệp cho học sinh.

Bám sát định hướng đó, thời gian qua huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp tổ chức hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và học sinh các trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú THCS. Đặc biệt, thực hiện Tiểu dự án 3 về “Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong Dự án 5 thuộc “Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030” (giai đoạn I), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thường Xuân đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Huyện đoàn, Trung tâm GDNN-GDTX, các trường THCS, phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, hướng nghiệp cho các em học sinh.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân đã phối hợp tổ chức được 11 cuộc cho trên 1.500 lượt học viên, học sinh tham gia. Tại các buổi truyền thông hướng nghiệp, các em được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân luồng học sinh; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân luồng học sinh và định hướng giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và Nhân dân về giáo dục nghề nghiệp; thông tin các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh khi tham gia đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ chế giải quyết việc làm; thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, thông qua các buổi truyền thông hướng nghiệp, giúp các em hiểu rõ hơn bản thân mình, biết mình đam mê lĩnh vực nào, có năng lực nhóm công việc gì, muốn làm nghề gì để mở ra con đường định hướng để phấn đấu. Việc hiểu rõ giúp các em có động lực vượt qua định kiến nghề nghiệp của xã hội, có cơ sở để không phải lựa chọn theo số đông, theo kỳ vọng của mọi người. Việc được định hướng nghề nghiệp giúp các em hiểu rõ chính mình để có niềm tin vào bản thân, xác định mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp.

Em Vi Thị Vân, học sinh lớp 12A Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân cho biết: Nơi em sinh sống và học tập là khu vực vùng miền núi nên em thường tìm kiếm thông tin về các trường đại học, cao đẳng thông qua Internet hoặc các trang mạng xã hội. Tuy trên không gian mạng có rất nhiều thông tin, nhưng em cũng gặp không ít bối rối và lo lắng khi tra cứu thông tin về các ngành học. Được tham gia hoạt động truyền thông hướng nghiệp trực tiếp, giúp em và các bạn có thông tin chính xác hơn để lựa chọn ngành học phù hợp. Bên cạnh đó, giúp em nắm bắt được các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân Tống Thị Hoa cho biết: Việc tổ chức các hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn huyện thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của người dân và học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế, tránh tình trạng lãng phí thời gian, tiền của do không lựa chọn đúng nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, từng bước khắc phục tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]