(Baothanhhoa.vn) - Tháng Bảy - tháng của lòng tri ân và biết ơn. Như một lời hẹn ước, vào dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2021), vùng đất lửa Vị Xuyên lại chộn rộn bước chân của người dân trên khắp mọi miền của đất nước tìm về, để dâng nén hương thơm viếng các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên.

Tháng Bảy - tháng của lòng tri ân và biết ơn. Như một lời hẹn ước, vào dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2021), vùng đất lửa Vị Xuyên lại chộn rộn bước chân của người dân trên khắp mọi miền của đất nước tìm về, để dâng nén hương thơm viếng các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nằm cạnh quốc lộ 2, thuộc thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, cách TP Hà Giang 18 km về phía Nam. Nghĩa trang được xây dựng trên diện tích 1,2 ha, tựa lưng vào dãy núi Tây Côn Lĩnh, phía trước hướng ra dòng sông Lô lịch sử.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của gần 2.000 liệt sĩ quê ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, có 1 ngôi mộ liệt sĩ tập thể, hơn 1.600 ngội mộ của các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên từ năm 1979 - 1989.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Trong tổng số các ngôi mô ở Nghĩa trang liệt sĩ, hiện nay còn trên 346 ngôi mộ của các Anh hùng liệt sĩ vẫn chưa xác định được thông tin.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Cũng tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên có 179 liệt sĩ là người con của quê Thanh Hoá.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Cách Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên gần 40 km là Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên, nằm trên điểm cao 468, thuộc thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Trong chiến tranh biên giới, điểm cao 468 được xem là vị trí trung tâm của mặt trận Vị Xuyên. Nơi đây trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Tại điểm cao 468, quân đội ta đã đặt đài quan sát và pháo. Từ nơi đây, quân đội ta có thể quan sát được toàn bộ các điểm cao và ngã 3 Thanh Thủy, Cốc Nghè. Nằm ngay dưới đỉnh 600B trong chiến tranh biên giới, bộ đội ta đã đào một hầm trú ẩn. Căn hầm bí mật này được ký hiệu là hầm chữ A. Mặc dù diện tích rất là nhỏ nhưng có thời điểm đạn, pháo quân địch bắn, phá ác liệt căn hầm chữ A này đã làm nơi trú ẩn của 11 đến 12 cán bộ, chiến sĩ bộ đội ta.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Từ năm 1984 đến năm 1989, ở vùng đất linh thiêng địa đầu Tổ quốc này, đã diễn ra hơn 400 trận đánh lớn nhỏ. Có những trận đánh diễn ra 3 ngày liên tục; cao điểm, có những ngày mảnh đất Vị Xuyên hứng chịu hơn 1.000 quả pháo đạn của địch.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Các điểm cao 1509, 772 - “đồi thịt băm”, 233, 685 - “lò vôi thế kỷ”, đồi Cô Ích, đồi Yên Ngựa,... là những nơi mà 37 năm về trước bộ đội ta đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, giành giật với kẻ thù giữ từng tấc đất, từng mỏm đá. (Trong ảnh là điểm cao 685 - “lò vôi thế kỷ”).

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Chỉ riêng ngày 12-7-1984, ngày khốc liệt nhất của cuộc chiến, hơn 1.000 người lính đã ngã xuống tại điểm cao 772. Từ đây, ngày 12-7 được chọn làm ngày giỗ của các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên mặt trận Vị Xuyên, hay còn được gọi là "ngày giỗ trận”.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Trong số hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Vị Xuyên năm xưa, có rất nhiều thanh niên với tuổi đời mười tám, đôi mươi. Trong đó có Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh, sinh năm 1962, dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, tác giả của dòng chữ khắc lên báng súng “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”. Dòng chữ ấy đã trở thành lời thề trong tâm khảm của cán bộ, chiến sỹ trên toàn Mặt trận Vị Xuyên thời đó.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Cũng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt trên mặt trận Vị Xuyên có một người con xứ Thanh là Anh hùng liệt sĩ Lê Trần Mãn, quê ở xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, đã vượt “mưa bom, bão đạn” hiên ngang cắm cờ Tổ quốc trên đỉnh E5 thuộc điểm cao 685 - nơi được mệnh danh “lò vôi thế kỷ”.

Tháng Bảy ở Vị Xuyên

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã lùi dần vào quá khứ, song những ký ức về những người con đất Việt anh dũng, kiên cường đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là “bất tử”, như chính lời thề khắc trên báng súng “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử” của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]