(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) đã được các sở, ban, ngành, các cấp, các đơn vị triển khai thực hiện kịp thời, đạt nhiều kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - những vấn đề cần quan tâm

Những năm qua, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) đã được các sở, ban, ngành, các cấp, các đơn vị triển khai thực hiện kịp thời, đạt nhiều kết quả tích cực.

Tàu thuyền khai thác cát trên sông Mã.

Nhận thức, ý thức tham gia PCTT&TKCN của người dân ngày càng được nâng lên đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai, thực hiện công tác PCTT&TKCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần sớm được khắc phục kịp thời và có hiệu quả.

heo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, năm 2017 đã xảy ra thiên tai khắc nghiệt nhất trong vòng 10 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh; gây thiệt hại lớn về người, tài sản, sản xuất, cơ sở hạ tầng và môi trường. Thời gian tới, diễn biến thời tiết được dự báo phức tạp. Trong khi đó, các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lũ, cảnh báo lũ quét đôi khi còn khác nhiều so với thực tế, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành triển khai ứng phó của các cấp. Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ TKCN còn mỏng, làm việc kiêm nhiệm; phương tiện phục vụ TKCN thiếu về số lượng và chủng loại; nhất là phương tiện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Một số sở, ngành, địa phương, xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN còn thiếu chi tiết, chưa sát thực tế, chưa toàn diện; công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ. Thông tin nắm bắt về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển, đôi khi còn chậm, chưa chính xác. Một bộ phận ngư dân vẫn chủ quan không chấp hành các quy định của chính quyền địa phương, chưa trang bị đầy đủ các thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, cố ý tắt các thiết bị thông tin liên lạc... Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thiệt hại do thiên tại gây ra theo quy định. Điều cần quan tâm nữa, đó là: Đối với vùng thường xuyên bị chia cắt khi có mưa lũ, tỉnh yêu cầu cấp huyện phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm bảo đảm cứu trợ trong thời gian 5 ngày, cấp xã và các hộ dân bảo đảm đủ trong 3 ngày. Nhưng thực tế cũng cho thấy, một số địa phương chưa thực hiện tốt việc chuẩn bị nên khi xảy ra mưa lũ chia cắt trong thời gian ngắn đã phải xin hỗ trợ nhu yếu phẩm.

Được biết, để khắc phục những hạn chế trên; đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành, các cấp, các đơn vị đã và đang phấn đấu triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCTT&TKCN năm 2018 theo lĩnh vực được phân công, cũng như trên địa bàn. Theo đó, phấn đấu thực hiện có hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật PCTT, các nghị định của Chính phủ và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, các tầng lớp nhân dân. Kiện toàn ban chỉ huy PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cho từng thành viên. Trên cơ sở các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn, các địa phương đang triển khai thực hiện rà soát, xây dựng phương án ứng phó sát với thực tế; nhất là phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án hộ đê, phương án phòng chống lụt bão. Đồng thời, triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du hồ chứa; phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất; phương án bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển; phương án sơ tán dân sinh sống ở bãi sông, vùng trũng thấp khi có mưa lũ lớn; phương án sơ tán dân ở vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét sạt lở đất... Được biết, hiện các huyện, thị xã, thành phố đang tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn thực hiện kiểm tra, rà soát tất cả các công trình, nhà cửa, kho tàng, bến bãi... để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng và bảo đảm xong trước mùa mưa bão. Xây dựng, triển khai phương án bảo vệ nhà cửa, công trình, công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng, bến bãi, khu nuôi trồng thủy sản khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm như vùng sát mép nước, vùng cửa sông, vùng bị ngập lụt do nước biển dâng; nhất là các khu du lịch ở các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tàu thuyền trên sông. Đại diện Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cho biết: Ban yêu cầu các huyện, thành phố ven biển chịu trách nhiệm xây dựng phương án quản lý người, phương tiện, tài sản hoạt động trên biển, tại các nơi nuôi trồng thủy sản ở cửa sông, cửa biển... Xử lý nghiêm đối với chủ phương tiện, cũng như chính quyền xã, phường không chấp hành nghiêm túc những quy định, như: Trang bị đầy đủ phao cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc; chế độ thông tin báo cáo giữa chủ phương tiện với chính quyền địa phương, nhất là khi có bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra.

Các sở, ban, ngành, các cấp, các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ đập, kênh mương, các trạm bơm tiêu, các công trình phòng chống lũ, ngập lụt. Đối với công trình đê điều, hồ đập đang bị hư hỏng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, tập trung huy động nhân lực, vật tư để xử lý, khắc phục bảo đảm an toàn khi có bão, mưa lũ xảy ra. Đối với những công trình hư hỏng lớn, không thể xử lý được, các địa phương, đơn vị quản lý phải báo cáo kịp thời về tỉnh để xin chủ trương giải quyết; đồng thời, lập phương án không tích nước để khi có mưa lũ không xảy ra vỡ đập đột ngột gây hậu quả nghiêm trọng... Để bảo đảm an toàn cho việc vận hành các hồ chứa lớn, ngoài việc bổ sung hoàn thiện quy trình vận hành và xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho hồ chứa, các đơn vị quản lý xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho vùng hạ du và thực hiện thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân biết, chủ động phòng tránh. Kiện toàn các đội tuần tra canh gác đê, lực lượng xung kích, cứu thương...; phân công, giao nhiệm vụ, trách nhiệm, vị trí cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng canh đê và lực lượng xung kích hộ đê.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty khai thác các công trình thủy lợi, rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn. Căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn, kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng đáp ứng nguồn nước của từng công trình đầu mối để phục vụ sản xuất. Thực hiện ưu tiên nước cho sinh hoạt của nhân dân và nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra. Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp hạn hán và xâm nhập mặn chi tiết, cụ thể đến từng tiểu vùng.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]