(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương có tới 3 hệ thống sông chạy qua địa bàn (sông Lèn, sông Hoạt, sông Càn) cùng hệ thống đê bao giáp biển, với tổng chiều dài đê lên tới 58,31 km, vì thế đảm bảo an toàn đê luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp chính quyền huyện Nga Sơn đặt lên hàng đầu.

Nga Sơn chủ động, sẵn sàng ứng phó với mưa bão

Là địa phương có tới 3 hệ thống sông chạy qua địa bàn (sông Lèn, sông Hoạt, sông Càn) cùng hệ thống đê bao giáp biển, với tổng chiều dài đê lên tới 58,31 km, vì thế đảm bảo an toàn đê luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp chính quyền huyện Nga Sơn đặt lên hàng đầu.

Nga Sơn chủ động, sẵn sàng ứng phó với mưa bãoBà con nhân dân huyện Nga Sơn tổ chức phát quang mái đê sông Hoạt trước mùa mưa bão năm 2023.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lũ, bảo vệ cho 15.801 ha diện tích tự nhiên và 140.080 người dân trên địa bàn toàn huyện, ngay từ đầu năm Huyện ủy, UBND huyện Nga Sơn đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động tổ chức, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để phục vụ công tác, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đê điều trước mùa mưa bão.

Sau khi tổ chức kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) huyện, xã, thị trấn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các phòng, ban, ngành phụ trách lĩnh vực, phụ trách địa bàn,... Thường trực Huyện ủy đã phân công các đồng chí trong ban thường vụ phụ trách cụm, huyện ủy viên phụ trách xã, thường xuyên kiểm tra, nắm bắt, chỉ đạo cơ sở trong công tác chuẩn bị cho PCTT, TKCN&PTDS.

Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và công bố phương án PCTT, ứng phó với biến đổi khí hậu theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn huyện. Đặc biệt là các phương án trọng điểm PCTT, phương án ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế. Lực lượng canh gác tại 14/14 xã có đê đã ban hành quyết định thành lập đội tuần tra canh gác đê trên chiều dài 55,31m đê với 465 người tham gia. Tại 24/24 xã, thị trấn đã xây dựng lực lượng xung kích với tổng số người 2.143 người sẵn sàng cho mọi tình huống.

Trước tình trạng một số kênh tưới tiêu bị bồi lắng, sạt lở từ mùa mưa năm 2022, gây ách tắc dòng chảy, giảm năng lực tiêu thoát nước, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phát quang hành lang các tuyến đê cấp III tả sông Lèn, đê cấp IV hữu sông Hoạt, đê tả hữu sông Càn và tuyến đê biển, tổng chiều dài là 65,04 km. Về vật tư dự trữ PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”, đến thời điểm hiện tại, khối lượng đất dự trữ là 3.880m3; đá hộc 610m3; đá dăm 450m3; cát 480m3; rơm, rạ 19.400 kg; bao tải 98.260 cái; bạt, phên liếp là 45.910m2; rọ tre, rọ sắt 2.727 cái; cọc tre 22.410 cái; tre cây 14,130 cây...

Bà Quách Thị Khuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn, cho biết: Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho thiên tai, bão lũ gây ra, không bị động trước mọi tình huống, trước mùa mưa bão, huyện đã lên phương án hộ đê toàn tuyến và ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro. Cụ thể, đoạn đê từ xã Nga Thắng đến xã Nga Thiện K27+700 - K42+120 là trọng điểm số II trong công tác phòng, chống lụt bão. Tuyến đê này có 5 vị trí đê nằm sát sông chưa có kè bảo vệ. Chất lượng thân đê được đắp nhiều loại đất khác nhau, vì vậy vào mùa mưa lũ, khi mực nước sông lên cao, dòng chảy thúc sát vào bờ rất dễ gây nên tình trạng sạt lở mái đê phía sông. Trong mùa lũ năm 2017, đoạn từ K32+800- K32+850 xảy ra hiện tượng sạt trượt; một số đoạn đê từ xã Nga Thắng đến xã Nga Vịnh xảy ra hiện tượng bị tràn, thấm thân đê... Về phương án hộ đê, khi xảy ra sự cố sẽ được xử lý bằng các biện pháp, như: xử lý sạt trượt mái đê phía sông do dòng chảy; xử lý sạt trượt mái đê phía đồng do thấm; xử lý mang cống, kênh kẹt cánh cửa cống; xử lý tràn đê.

Bên cạnh các phương án hộ đê, huyện Nga Sơn cũng xây dựng Phương án số 70/PA-BCH PCTT, ngày 24-4-2023 về việc di dân ven sông, ven biển khi có bão lớn, siêu bão, lũ lụt xảy ra năm 2023. Hiện trên tuyến đê tả sông Lèn; hữu sông Hoạt; đê tả, hữu sông Càn có 724 hộ (2.132 khẩu) sống ở ven biển, cửa sông, ven đê; 284 hộ (809 nhân khẩu) sống trong vùng trũng thấp. Khi có bão lớn, mực nước lũ vượt mức báo động II sẽ gây ngập lụt cần di dời.

Từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện, đã đầu tư kinh phí tu bổ, khắc phục các trọng điểm đê xung yếu với tổng chiều dài 42,63 km trên tổng số 55,31 km, còn 17,98 km đê chưa được kiên cố. Đối với sự cố sụt lún, sạt, trượt mái đê tả sông Càn đoạn từ K6+570 - K6+690m thuộc xã Nga Điền, chiều 11-8-2023, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp. Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu huyện khẩn trương khoanh vùng, cắm biển cảnh báo khu vực đang có diễn biến sạt lở; tiếp tục cắt cử lực lượng canh đê cấm các phương tiện có trọng tải lớn lưu thông qua khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời, thực hiện việc khơi thông dòng chảy, phát quang mái đê nhằm phát hiện kịp thời các vị trí có thể phát sinh sự cố mới tại đoạn đê nguy cơ cao. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Nga Sơn khảo sát, đánh giá cụ thể nguy cơ sạt đoạn đê tả sông Càn đoạn qua xã Nga Điền, lập dự toán báo cáo UBND tỉnh quyết định đầu tư kinh phí khắc phục khẩn cấp sự cố đoạn đê bằng nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh.

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]