(Baothanhhoa.vn) - Mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, khiến hậu quả nặng nề, đau thương hơn. Dù mới chỉ là đợt mưa lớn đầu tiên trong năm 2023, nhưng “giặc nước” đã cướp đi nhiều tài sản, tính mạng, trong đó có 3 người trên địa bàn các huyện Như Xuân, Quan Sơn, Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa bị lũ cuốn trôi.

Nâng cao trách nhiệm của người dân trong ứng phó với mưa lũ

Mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, khiến hậu quả nặng nề, đau thương hơn. Dù mới chỉ là đợt mưa lớn đầu tiên trong năm 2023, nhưng “giặc nước” đã cướp đi nhiều tài sản, tính mạng, trong đó có 3 người trên địa bàn các huyện Như Xuân, Quan Sơn, Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa bị lũ cuốn trôi.

Nâng cao trách nhiệm của người dân trong ứng phó với mưa lũ

Ảnh minh họa.

Nếu có sự cảnh giác, chủ động ứng phó từ người dân và nhiều cộng đồng dân cư, chúng ta đã có thể hạn chế được hậu quả do mưa lũ gây ra.

Những việc có thể chủ động là sớm sơ tán người dân, tài sản ra khỏi những vùng nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra lũ, sạt lở đất. Người dân, nhất là ở các địa bàn khu vực miền núi, vùng gần sông, suối tuyệt đối chấp hành các quy định, không đi ra ngoài, không đi vào những vùng nước nguy hiểm. Thói quen của một số người dân lâu nay là thường muốn tranh thủ khi mưa lũ để đi đánh bắt cá, vớt củi... Một số người thì ra ngoài để chằng chống, gia cố lại các công trình trên đồng nuôi, trang trại, công trình đang thi công, dẫn đến rất nguy hiểm đến tính mạng bản thân.

Người dân đã có nhiều bài học, trong đó có những bài học phải trả bằng tính mạng, thiệt hại lớn về tài sản, nhưng điều rút ra không đáng là bao. Nhiều người, nhiều cộng đồng dân cư vẫn thích ứng xử với thiên tai bằng kinh nghiệm hơn là tuân thủ khuyến cáo, các mệnh lệnh từ chính quyền và cơ quan chức năng...

Trong những ngày tới dự báo sẽ còn những hình thái thời tiết phức tạp, cực đoan, dễ xảy ra mưa lớn, nguy cơ thiên tai, nhất là ở vùng núi, ven sông suối, ven biển. Ngày 28-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 898/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, nhất là vùng trũng thấp có nhiều khả năng bị chia cắt, cô lập do ngập lụt sâu, các khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, lũ quét, không để xảy ra chết người.

Cùng với đó, yêu cầu lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ việc đi lại qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; nhất là phải có phương án bảo đảm an toàn cho học sinh.

Thói quen cư trú của một bộ phận người dân lâu nay là thích ở những địa bàn ven sông, suối để thuận lợi cho việc sản xuất, sinh hoạt và không chịu rời đi khi có những cảnh báo thiên tai. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho thiệt hại do mưa lũ gây ra trở nên lớn hơn. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương là tuân thủ đầy đủ các quy định tại công điện của Thủ tướng, vừa chủ động các biện pháp ứng phó, đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò chủ động của người dân trong công tác phòng, chống mưa lũ nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Chỉ khi nào phát huy được sự chủ động của người dân, phối hợp trách nhiệm với chính quyền và các cơ quan chức năng, thì mới có thể hạn chế được nguy cơ do thiên tai gây ra.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]