(Baothanhhoa.vn) - Hàng dài cây cột điện nằm chình ình giữa đường tại nhiều địa phương sau khi người dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn nhằm đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu đang để lại nhiều bất cập. Việc di chuyển những cây cột điện này đang là bài toán nan giải với nhiều địa phương do khó khăn về nguồn kinh phí.

Nan giải bài toán “trồng” lại cây cột điện

Hàng dài cây cột điện nằm chình ình giữa đường tại nhiều địa phương sau khi người dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn nhằm đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu đang để lại nhiều bất cập. Việc di chuyển những cây cột điện này đang là bài toán nan giải với nhiều địa phương do khó khăn về nguồn kinh phí.

Nan giải bài toán “trồng” lại cây cột điệnHàng cột điện chưa được di dời tại thôn Phú Triền 2, xã Đông Thanh (Đông Sơn).

Cột điện nằm giữa đường

Dẫn chúng tôi đi trên những con đường bê tông mới được mở rộng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, con đường khang trang, sạch đẹp là vậy, song hình ảnh không mấy đẹp mắt là hàng cột điện cũ kỹ với dây nhợ chằng chịt nằm chình ình chiếm trọn gần 1/3 lòng đường gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Bà Nguyễn Thị Nhung, ở thôn Công Bình, xã Định Bình (Yên Định), cho biết: Khi xã thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, bà con Nhân dân thôn Công Bình đồng thuận, đoàn kết, tự nguyện hiến thêm đất mở rộng đường thôn lên gần 6m. Tuy nhiên, đường được mở rộng nhưng dãy cột điện, cột viễn thông lại nằm trong lòng đường giao thông. Bất cập này không chỉ làm mất mỹ quan đường làng, ngõ xóm mà nguy hiểm nhất là mất an toàn giao thông, an toàn khi vận hành lưới điện trung, hạ thế. Bà con rất mong các cấp, chính quyền sớm có biện pháp di dời những cột điện nằm giữa đường ra lề đường để tránh nguy cơ tai nạn cho người dân.

Qua khảo sát của chúng tôi, thực trạng cột điện nằm trên đường giao thông không chỉ ở thôn Công Bình mà ở các thôn Đắc Trí, Mỹ Nga cũng có. Để đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM nâng cao, hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn đều được mở rộng từ hơn 3m lên đến 6m, dẫn đến lâu nay cột điện nằm rìa đường, giờ lại nằm vào lòng đường, dẫn đến nhiều bất cập cho người và phương tiện giao thông qua lại nhưng vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 9.000 cột điện nằm trong lòng đường cần phải di dời sau khi mở rộng đường giao thông.

Theo ông Nguyễn Hùng Thúy, Chủ tịch UBND xã Định Bình: Toàn xã Định Bình có 99 cột điện cần phải di dời sau quá trình mở rộng đường giao thông. Hiện địa phương đã lập dự toán thiết kế, mời thầu. Dự kiến trong quý 1 năm 2023 sẽ triển khai. Tuy nhiên, ngoài mức hỗ trợ của huyện là 5 triệu đồng/1 cây cột điện còn lại là ngân sách xã bỏ ra nhưng xã đang gặp khó khăn về kinh phí di dời. Bởi, tính trung bình để di dời mỗi cây cột điện cần tới khoảng 18 triệu đồng. Để có nguồn kinh phí, xã đang hy vọng từ việc khai thác quỹ đất nhưng hiện tại đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.

Tương tự, ở thôn Phú Triền 2, xã Đông Thanh (Đông Sơn), từ khi xây dựng thôn kiểu mẫu, đường giao thông được mở rộng, những hàng cột điện nằm giữa lòng đường, gây ra nhiều khó khăn cho Nhân dân đi lại. Mặc dù xã, huyện đã có triển khai chôn hàng cột điện mới nhưng đến nay vẫn chưa thể di dời hàng cột điện cũ. “Việc di dời hàng cột điện ra khỏi lòng đường không chỉ đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông mà còn ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn từ việc vận hành truyền tải điện, mỹ quan đường làng, ngõ xóm" - ông Thiều Sỹ Việt, Bí thư Chi bộ thôn Phú Triền 2 chia sẻ.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 9.000 cột điện nằm trong lòng đường cần phải di dời sau khi mở rộng đường giao thông.

Do thiếu nguồn kinh phí

Để giải quyết những bất cập trên, ngày 10-5-2022, UBND tỉnh đã có Công văn số 6357/UBND-CN chỉ đạo xử lý cột điện nằm trong lòng, lề đường do quá trình mở rộng đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với điện lực cấp huyện, các tổ chức quản lý kinh doanh điện năng để xây dựng phương án di dời các vị trí cột điện trong lòng đường do quá trình mở rộng đường giao thông. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty Điện lực Thanh Hóa và các tổ chức quản lý kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc di chuyển các cột điện nằm trong lòng đường trước ngày 30-11-2022.

Tại huyện Yên Định, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 18-5-2022, UBND huyện đã có Văn bản số 1362/UBND-KTHT ngày 18-5-2022 về việc xử lý cột điện nằm trong lòng lề đường trong quá trình mở rộng đường giao thông trên địa bàn huyện, yêu cầu điện lực Yên Định, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị, tổ chức kinh doanh điện trên địa bàn theo chức năng thực hiện rà soát, bố trí nguồn vốn và lên phương án di chuyển các cột điện nằm trong lòng đường trong quá trình mở rộng đường xây dựng NTM; đến ngày 27-10-2022, UBND huyện tiếp tục ban hành Văn bản số 3366/UBND-KTHT về việc khẩn trương thực hiện di chuyển các cột điện nằm trong lòng đường trong quá trình mở rộng đường giao thông trên địa bàn huyện; đồng thời UBND huyện đã báo cáo HĐND huyện thống nhất, bố trí trong dự toán chi ngân sách huyện hàng năm hỗ trợ các xã, thị trấn thực hiện di chuyển các cột điện nằm trong lòng, lề đường với mức 5 triệu đồng/1 cột điện.

Mặc dù sau chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đã rốt ráo vào cuộc, lên phương án, kế hoạch triển khai thực hiện di dời các cây cột điện không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là nguồn kinh phí, đến nay việc triển khai đang chậm so với tiến độ. Vì vậy, các địa phương đề nghị tỉnh có thêm chính sách hỗ trợ để giải quyết bớt những khó khăn từ cơ sở do thiếu kinh phí thực hiện.

Theo ông Bình, quá trình triển khai thực hiện cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như: Ngân sách các xã, thị trấn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn thu từ tiền sử dụng đất giảm, vì vậy rất khó bố trí nguồn kinh phí để thực hiện di chuyển cột điện đồng bộ, đặc biệt là các xã, thị trấn có số lượng cột điện cần di chuyển lớn. Đến thời điểm hiện tại, huyện Yên Định đã thực hiện di dời được 839 cột. Đối với số lượng cột điện cần di dời còn lại là 1.321 cột, các xã, thị trấn đang sắp xếp, bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện.

Tại huyện Thiệu Hóa, ngày 28-7-2022, UBND huyện ban hành Công văn số 2802/UBND-KTHT về việc triển khai xử lý cột điện nằm trong lòng đường trong quá trình mở rộng đường giao thông trên địa bàn huyện; ngày 18-8-2022, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai phương án xử lý cột điện nằm trong lòng đường do quá trình mở rộng đường giao thông để xây dựng NTM nâng cao năm 2022. Ngày 16-9-2022, UBND huyện ban hành Đề án di chuyển cột điện hạ thế để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cho 7 xã trên địa bàn huyện năm 2022. Ngày 20-9-2022, HĐND huyện Thiệu Hóa ban hành Nghị quyết số 181/NQ-HĐND về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án di chuyển cột điện hạ thế để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cho 7 xã trên địa bàn huyện năm 2022. Đến thời điểm hiện tại, huyện Thiệu Hóa đã xử lý, di dời được 343 cột điện nằm trong lòng đường giao thông.

Mặc dù sau chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đã rốt ráo vào cuộc, lên phương án, kế hoạch triển khai thực hiện di dời các cây cột điện không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là nguồn kinh phí, đến nay việc triển khai đang chậm so với tiến độ. Vì vậy, các địa phương đề nghị tỉnh có thêm chính sách hỗ trợ để giải quyết bớt những khó khăn từ cơ sở do thiếu kinh phí thực hiện.

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]