(Baothanhhoa.vn) - Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho LĐNT, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho LĐNT, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Mô hình nuôi dê lấy thịt tại xã Vĩnh Yên.

Để công tác ĐTN đạt hiệu quả cao, hằng năm huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT tại các xã, giao ban chỉ đạo dạy nghề cho LĐNT huyện đẩy mạnh tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh đến đội ngũ cán bộ các phòng, ban của huyện, cán bộ chính sách các xã, thị trấn; chỉ đạo quán triệt đến các tổ chức hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên để đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn các đoàn viên, hội viên nắm được nội dung trong công tác ĐTN và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có trình độ chuyên môn, quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng và nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Duy trì và phát triển việc dạy nghề cho LĐNT, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống như: chăn nuôi - thú y, trồng trọt, kỹ thuật lắp điện cho cơ sở sản xuất nhỏ, sửa chữa máy nông nghiệp. Du nhập, đưa vào giảng dạy một số nghề mới có xu hướng phát triển thuận lợi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: may công nghiệp, đan chao đèn lồng, móc hộp xuất khẩu, mộc mỹ nghệ, trồng nấm, cơ khí... Nhờ làm tốt công tác ĐTN, từ năm 2018 đến nay, toàn huyện đã ĐTN cho trên 1.700 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tại địa phương lên trên 70%.

Nhờ phát huy lợi thế của địa phương, đào tạo những nghề phù hợp với LĐNT và nhu cầu thị trường nên đã có 80% số lao động sau đào tạo tìm được việc làm. Nhiều đơn vị, HTX, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm tốt công tác ĐTN cho LĐNT. Ví như: Cụm công nghiệp (CCN) Vĩnh Minh, xã Minh Tân, thay vì phát triển sản xuất dưới mô hình hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập, đầu tư xây dựng, mở rộng nhà xưởng sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương. Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, cho biết: Để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống, địa phương đã vận động các hộ sản xuất di dời nhà xưởng đến CCN Vĩnh Minh theo chủ trương chung của tỉnh, huyện. Sau khi di chuyển về CCN, các hộ đã chủ động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị máy móc... Hiện, tại CCN có trên 125 cơ sở sản xuất đá ốp lát và chế tác đá mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động, với thu nhập từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, thông qua sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, ĐTN cho LĐNT. Khi tay nghề của lao động nâng lên, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đổi mới. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nghề chế tác đá tăng lên rõ rệt; hay như, HTX may mặc cho người khuyết tật Hồng Ánh, xã Vĩnh Tiến, ngoài dạy nghề may mặc cho LĐNT, HTX còn nhận lao động địa phương là người khuyết tật vào làm việc với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng; Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Nông Phú dạy nghề trồng gấc, làm chổi đót xuất khẩu cho hàng trăm lao động, trong đó có trên 60% lao động là người khuyết tật...

Có thể thấy, công tác ĐTN cho LĐNT ở Vĩnh Lộc những năm qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng LĐNT ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác ĐTN trên địa bàn huyện vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định, như: việc tổ chức dạy nghề vẫn chạy theo số lượng, chất lượng đào tạo còn hạn chế; công tác ĐTN chưa đáp ứng với nhu cầu người học nghề và người sử dụng lao động; chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; một số nghề chưa phát huy hiệu quả sau đào tạo; chưa tạo sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo; kinh phí hỗ trợ cho học viên còn hạn chế, chưa tạo động lực, khuyến khích nhiều người tham gia...

ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để tiếp tục làm tốt công tác này, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân về tầm quan trọng của ĐTN, giải quyết việc làm, thời gian tới huyện Vĩnh Lộc sẽ tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; lồng ghép các chương trình dự án để nhiều LĐNT được ĐTN, giải quyết việc làm. Quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất; giúp người lao động tìm việc làm sau khi kết thúc khóa ĐTN... góp phần tăng thu nhập cho người dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]