(Baothanhhoa.vn) - Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Thảo, thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, từ khi được hội phụ nữ xã tạo điều kiện cho chị tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình đã bớt khó khăn.

Giúp phụ nữ khó khăn vươn lên thoát nghèo

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Thảo, thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, từ khi được hội phụ nữ xã tạo điều kiện cho chị tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình đã bớt khó khăn.

Giúp phụ nữ khó khăn vươn lên thoát nghèoCán bộ hội phụ nữ xã, thôn đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của gia đình chị Hoàng Thị Huệ, thôn Đại Hữu, xã Mỹ Lộc.

Chị Thảo chia sẻ: "Tôi làm nghề bóc tôm, còn chồng làm nghề đi biển. Do nghề khai thác hải sản mấy năm trở lại đây không đem lại hiệu quả nên thu nhập của 2 vợ chồng bấp bênh, không đủ để nuôi các con ăn học (1 cháu lớn học đại học, 4 cháu học phổ thông) và trang trải cuộc sống sinh hoạt của gia đình có 7 khẩu ăn. Vì vậy, cuộc sống của gia đình tôi luôn thiếu trước, hụt sau. Năm 2021, tôi được hội phụ nữ xã bình xét và được tiếp cận gói vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách. Được giải ngân nguồn vốn này, tôi đã mở gian hàng tạp hóa ngay tại nhà, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong thôn. Ngoài bán hàng tạp hóa, tôi còn tranh thủ làm thêm nghề chóc quại, thu nhập từ 2 nghề này được khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng. Khoản tiền này, cộng thêm nghề đi biển của chồng được 5 - 6 triệu đồng/tháng, giúp vợ chồng tôi, không chỉ giúp trang trải cuộc sống sinh hoạt của gia đình mà còn tiết kiệm trả được khoản vay của ngân hàng, đồng thời nuôi các con ăn học thành đạt. Hiện 4 cháu đã tốt nghiệp THPT, trong đó có 1 cháu học đại học ra trường, có việc làm ổn định, chỉ còn con gái út đang học lớp 8, Trường THCS Ngư Lộc. Gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo năm 2022".

Cũng như chị Thảo, chị Hoàng Thị Huệ ở thôn Đại Hữu, xã Mỹ Lộc trước đây cũng thuộc diện hộ nghèo. Được tiếp cận gói vay hỗ trợ phát triển sản xuất, đến nay gia đình chị Huệ không chỉ thoát được hộ nghèo, vươn lên làm giàu mà còn nuôi các con ăn học thành đạt. Chị Huệ cho biết: "Ngoài được tiếp cận gói vay dành cho học sinh, sinh viên với số tiền 50 triệu đồng nuôi 3 con ăn học đại học, năm 2022, tôi còn được tiếp cận gói vay phát triển sản xuất với số tiền 100 triệu đồng. Số tiền này, kết hợp với các nguồn vay khác, tôi đã mạnh dạn phát triển mô hình trang trại tổng hợp VAC có diện tích gần 1,5ha. Trên diện tích này, một phần tôi dành làm chuồng trại nuôi chim bồ câu và nuôi 6 con trâu bò, một phần dành đào ao thả cá, diện tích còn lại trồng cây ăn quả như mít, dừa, hồng xiêm. Qua nhiều năm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đến nay mô hình trang trại tổng hợp của gia đình tôi phát huy hiệu quả, mỗi năm đem lại khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nguồn thu nhập này, không những giúp tôi trả hết các khoản nợ mà còn giúp gia đình tôi thoát khỏi hộ nghèo và có cuộc sống khấm khá hơn. Hai cháu đã tốt nghiệp đại học, ra trường và có việc làm ổn định. Cháu thứ 3, đang học năm cuối của Trường Đại học Y Hà Nội".

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng nghìn lượt hội viên phụ nữ đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đánh giá hiệu quả hoạt động này, bà Đỗ Thị Huyền, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Hậu Lộc, cho biết: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được hội xem là khâu đột phá nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em. Đồng thời, góp phần vào nhiệm vụ chung của huyện đó là giảm hộ nghèo, cận nghèo. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động giảm nghèo, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện chỉ đạo cơ sở hội tập trung khảo sát hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương, xác định nguyên nhân nghèo do thiếu vốn, kiến thức, hoặc thiếu lao động... Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu hộ thiếu vốn thì hỗ trợ vốn, thiếu việc làm, thiếu kiến thức thì hỗ trợ dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Bằng cách làm này, đến nay đã có 13.371 lượt hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế, tổng dư nợ các nguồn vốn đạt 564,104 tỷ đồng (trong đó, vốn từ sự huy động của hội viên 37,554 tỷ đồng, vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội 257,814 tỷ đồng... Qua kiểm tra, hầu hết chị em được vay đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài hỗ trợ vốn, Hội LHPN còn tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hội viên và đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Bằng cách làm này, đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên vươn lên thoát khỏi hộ nghèo, cận nghèo. Riêng năm 2023, đã có 103 hội viên thoát khỏi hộ nghèo, cận nghèo. Từ kết quả này, đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của huyện, giảm hộ nghèo xuống còn 2,04%, hộ cận nghèo còn 3,87% cuối năm 2023.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]