(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đặc biệt là bảo vệ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào các thị trường quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang là vấn đề nan giải, gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Định hướng công tác quản lý môi trường lao động tại các doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đặc biệt là bảo vệ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào các thị trường quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang là vấn đề nan giải, gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành.

Hiện nay ở hầu hết các khu công nghiệp tại Thanh Hóa, vấn đề bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Doanh nghiệp chỉ chú trọng đến mục đích kinh doanh mà chưa tìm hiểu những yêu cầu cơ bản cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn chưa được hoàn thiện đồng bộ; đặc biệt hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn xảy ra ở nhiều khu công nghiệp, làng nghề. Một thực trạng cần được nhanh chóng chấn chỉnh là có một số nhà máy, xí nghiệp ra đời trước khi có chủ trương quy hoạch. Chủ đầu tư thường chủ động chọn địa điểm xây dựng trước, sau đó hợp pháp hóa các thủ tục và tiến hành sản xuất, kinh doanh. Điều đó dẫn đến nhiều cơ sở xây dựng đan xen trong khu dân cư, trên một đơn vị hành chính, một đoạn sông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài việc phân bố sản xuất không đồng đều, quá tải môi trường, đa số mặt bằng chỉ vừa đủ cho bố trí máy móc, thiết bị và các công đoạn sản xuất, hậu cần và trụ sở văn phòng, thiếu đất cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Môi trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của nhân công. Trong doanh nghiệp, môi trường lao động có vị trí vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra, cần giám sát chặt chẽ cũng như kiểm tra chi tiết mỗi ngày để đảm bảo an toàn lao động công nhân, giúp nhà máy luôn vận hành ổn định. Theo đó việc quan trắc môi trường lao động là bắt buộc đối với tất cả các loại hình kinh doanh, không kể quy mô, khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có nguy cơ gây ra những tác động đối với người lao động như: Bụi, tiếng ồn, bức xạ nhiệt, xả thải nhiều hóa chất độc hại, khí độc, vi sinh vật gây hại...

Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động tại các cơ sở lao động thực hiện nghiêm túc tiến tới mục tiêu đảm bảo môi trường lao động trong lành, thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Căn cứ theo Luật ATVSLĐ thì “Người lao động làm việc có hợp đồng hay không đều có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc ATVSLĐ; được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các quy định này tại Điều 18 Luật ATVSLĐ”. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm đối với các yếu tố độc hại được Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe con người.

Để bảo đảm tốt hơn môi trường lao động trong lành, sức khỏe cho người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, trong thời gian tới, ngành y tế Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền các kiến thức về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp và công nhân; đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát môi trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động toàn diện tại tuyến cơ sở; nâng cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ để người lao động tin cậy và tự giác tham gia hoạt động này; tăng cường nhân lực và thiết bị để đẩy mạnh công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, công tác kiểm soát, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân... Trong đó, chú trọng đến công tác quản lý môi trường lao động và quan trắc môi trường lao động. Kết quả quan trắc môi trường lao động ngoài việc giúp người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng; cung cấp dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo công khai cho người lao động, cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm trong quản lý môi trường lao động, đó là hướng dẫn cho các cơ sở lao động lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo quy định tại Nghị định 39/NĐ-CP so với Thông tư cũ 19/2011/TT-BYT ngày 6-6-2011 là việc lập hồ sơ phải do người sử dụng lao động tự lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý; đánh giá yếu tố có hại trong môi trường lao động phải đánh giá yếu tố tâm sinh lý và đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

Những quy định trên đòi hỏi người sử dụng lao động, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm rất lớn mới đầu tư, quản lý, thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các yêu cầu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố tác hại đối với người lao động. Thậm chí nó còn liên quan tới đạo đức doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội. Đây là điều không dễ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh, một số doanh nghiệp tìm mọi cách giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm bằng cách không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường như trong cam kết hoặc đánh giá tác động môi trường.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác ATVSLĐ theo hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư cho công tác ATVSLĐ. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về Luật ATVSLĐ.

Ths. Bs. Lê Mạnh Luân

Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp – Trung tâm YTDP tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]