(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù đã có tín hiệu báo “đèn đỏ được rẽ phải” nhưng người tham gia giao thông không nhường đường cho phương tiện rẽ phải, gây ra tình trạng ùn tắc, cản trở việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông.

“Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường

Mặc dù đã có tín hiệu báo “đèn đỏ được rẽ phải” nhưng người tham gia giao thông không nhường đường cho phương tiện rẽ phải, gây ra tình trạng ùn tắc, cản trở việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông.

“Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường

Nhiều phương tiện tham gia giao thông qua ngã tư Đại lộ Lê Lợi giao với đường Trần Phú đã không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Có biển báo, vạch kẻ nhiều khi cũng như không

Tại các ngã tư có mật độ người tham gia giao thông lớn, để tránh ách tắc giao thông, cơ quan chức năng đã đặt biển báo “Đèn đỏ được rẽ phải” cho phép các phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ.

Để phân làn giao thông, lực lượng chức năng đã kẻ vạch, làn trong cùng chỉ dành cho các phương tiện được phép rẽ phải, các phương tiện dừng đèn đỏ để đi thẳng không được phép dừng xe ở làn trong cùng này. Tuy nhiên, có rất nhiều xe máy đi thẳng khi chờ đèn đỏ đã không tuân theo chỉ dẫn này, mà dừng đèn đỏ ngay trong làn đường ưu tiên dành cho các phương tiện rẽ phải, gây ách tắc giao thông, khiến nhiều người đi đường bức xúc.

Theo quan sát, tại các tuyến đường ở TP Thanh Hoá có mật độ người tham gia giao thông cao như: Đại lộ Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Trãi... nhiều người tham gia giao thông khi dừng đèn đỏ đã không nhường đường cho các phương tiện được phép rẽ phải. Nhiều xe máy dừng chờ ngay làn đường dành cho phương tiện rẽ phải khiến nhiều ô tô, xe máy lưu thông phía sau phải dừng theo.

Anh Nguyễn Thành Long ở phường Đông Sơn, TP Thanh Hoá cho biết: “Khi gặp đèn đỏ tôi muốn rẽ phải để đi nhằm tránh ách tắc giao thông, nhưng các phương tiện dừng đèn đỏ đã không chịu nhường đường cho tôi, khiến giao thông càng trở nên ách tắc. Nhiều lúc tôi phải bấm còi xe hoặc có lời nói xin đường thì may ra các phương tiện phía trước mới nhường đường cho mình đi”.

Cấm vượt đèn đỏ

Khoản 3 Điều 10 và Điều 11 Luật giao thông đường bộ quy định về ý nghĩa của biển báo đèn giao thông như sau: Đèn xanh: Được phép đi tiếp; Đèn đỏ: Cấm đi; Đèn vàng: Chạy chậm và dừng lại trước vạch dừng. Trong trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Đối với tín hiệu đèn vàng nhấp nháy sẽ cho biết người lái xe được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát hai bên cũng như ưu tiên đường cho người đi bộ.

“Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường

Tại Đại lộ Lê Lợi, mặc dù đèn tín hiệu mũi tên chuyển xanh sang hướng bên phải, báo hiệu người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên sang bên phải, nhưng các phương tiện dừng đèn đỏ đi thẳng đã không nhường đường nên đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông nhất là vào những giờ cao điểm.

Theo đó, nếu vi phạm không chấp lệnh tín hiệu đèn giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng không đúng quy định), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng; tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo quy của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022).

Trường hợp nào đèn đỏ được phép rẽ phải?

Tại điều 11 của Luật giao thông đường bộ, quy định: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông”.

“Đèn đỏ được rẽ phải”, xin hãy nhường đường

Tại đường Trần Phú (TP Thanh Hóa) các phương tiện giao thông dừng đèn đỏ, nhưng không nhường đường cho các xe được phép rẽ phải.

Như vậy, theo đúng quy định trong điều luật này, người tham gia giao thông buộc phải dừng xe khi gặp đèn đỏ cho dù đó là trường hợp rẽ phải. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với những nơi có biển báo phụ cho phép được rẽ, hoặc theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Sau đây là các trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ:

+ Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Nếu có hiệu lệnh của lực lượng Cảnh sát giao thông phân luồng cho phép rẽ phải thì kể cả khi đèn tín hiệu chuyển màu đỏ, người điều khiển phương tiện có thể yên tâm rẽ phải mà không lo bị phạt (Căn cứ tại khoản 2, điều 11 Luật giao thông đường bộ và Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT).

+ Biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ

Biển báo phụ cho phép rẽ phải có hình chữ nhật, thường gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu. Biển này có nền màu xanh chữ viết màu trắng với nội dung như: “Đèn đỏ được phép rẽ phải” hoặc nội dung có ý nghĩa tương tự. Trong trường hợp này người tham gia giao thông buộc phải bật đèn xi nhan khi rẽ phải, cũng như việc ưu tiên phần đường cho người đi bộ.

+ Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp kèm theo

Tại những cột đèn giao thông được lắp thêm đèn tín hiệu phụ với hai ký hiệu mũi tên xanh, đỏ. Như vậy, khi đèn tín hiệu mũi tên chuyển xanh sang hướng bên phải/trái, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên mà không lo bị phạt.

+ Có vạch mắt võng, tiểu đảo phân luồng cho xe rẽ phải

Trường hợp tiếp theo phương tiện giao thông được tiếp tục di chuyển khi gặp đèn đỏ là giao lộ có vạch mắt võng, tiểu đảo phân luồng dành cho xe rẽ phải. Phần đường này có tác dụng phân luồng giao thông, giảm ùn ứ ở các giao lộ có lưu lượng phương tiện đông.

Như vậy, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì mới được phép rẽ phải hoặc nếu có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Trong trường hợp trên nêu không có biển báo hiệu được phép rẽ phải thì lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt các lỗi vi phạm. Cụ thể mức phạt các hành vi vi phạm được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Sông Lô (CTV)


Sông Lô (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]